Xe lôi miền tây, chỉ còn là dĩ vãng

Hoài Hương tổng hợp

Hình ảnh quen thuộc ở đồng bằng sông Cửu Long

Chiếc xe lôi đạp là hình ảnh quen thuộc gắn bó với đời sống của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong nhiều thập niên qua, người miền Tây gọi xe này là “xe dân biểu” với lý giải “biểu đâu thì đi đó”. Người ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc xe lôi đạp từ tờ mờ sớm của một ngày mới cho đến chiều tối mịt trên khắp ngã đường ở các thị trấn, làng xã, thôn xóm. Từ những người buôn gánh bán bưng cho đến các em nhỏ học sinh hay thậm chí một người phương xa lỡ đường cũng có thể là khách hàng của những người chạy xe lôi đạp.

Trong sinh hoạt của người miền Tây Nam bộ hôm nay, xe lôi là một hình ảnh thân quen và gần gũi. Theo sự phát triển ồ ạt của các loại phương tiện hiện đại, thân phận xe lôi càng trở nên nhỏ bé hơn. Thế nhưng, khi xe lôi được xem như một sản phẩm du lịch thì xe lôi cũng được mặc định như một giá trị văn hóa!

Lịch sử của chiếc xe lôi

Trên thực tế, đây vẫn là một dòng xe mang tính chất tự chế nên đến nay người ta vẫn chưa xác định được chiếc xe lôi đầu tiên ra đời năm nào và do ai sáng chế. Trong cuốn Chasing Rickshaws, tác giả Tony Wheeler viết rằng xe lôi có mặt tại Singapore vào thập niên 1920. Riêng tại thủ đô Dhaka của Bangladesh, xe lôi bùng nổ từ đầu thập niên 40 và hiện nay vẫn còn đến 400,000 chiếc hoạt động tại đô thị đông dân này.

Sự xuất hiện của xe lôi ở giai đoạn đầu được xem là một kiểu dáng xe văn minh nhất thay thế xe kéo “người ngựa”. Dòng xe này có thể chở đến hai người hoặc hàng hoá cồng kềnh. Tại Việt Nam, xe lôi gắn liền với quá trình thuộc địa của người Pháp. Xe lôi đạp có mặt khắp nơi tại các tỉnh miền Nam với số lượng còn nhiều hơn giữa thập niên 40.

Theo một số nghiên cứu, tại “lục tỉnh” xe lôi xuất hiện bắt nguồn từ những chiếc xe lôi (kéo) tay thời người Pháp bắt đầu xây dựng Nam kỳ, nghĩa là cũng có lịch sử cả trăm năm cải tiến. Đến những thập niên 1950-1960 đã xuất hiện xe lôi máy từ loại xe Mobylette của Pháp, sau đó là các loại xe của Nhật như Honda, Suzuki, Yamaha bởi đầu kéo mạnh, bền nên được ưa chuộng, và đứng đầu là loại Honda 67, sử dụng rộng rãi.

Xe lôi là gì?

Nói một cách giản dị thì xe lôi là một chiếc xe đạp gắn theo sau một thùng xe đơn giản có 2 bánh xe nhưng lại rất hữu dụng, có thể chở được cùng một lúc cả người và đồ đạc cồng kềnh Xe Lôi là loại xe được thiết kế dựa trên ý tưởng cải tiến của chiếc xích lô nhưng người khách thì ngồi phía sau, người chở đạp xe ở phía trước kéo đi.

Do không phải là dòng xe sản xuất công nghiệp nên hình dáng và thiết kế của mỗi chiếc xe lôi là khác nhau. Tại nhiều tỉnh, chiếc xe lôi có hình dạng thùng xe khá đa dạng. Có thùng nhỏ, có thùng to bề ngang, có thùng dài thùng ngắn. Chuyện thùng xe chế tạo rộng ra chỉ với mục đích chở thêm người dành cho xe lôi gắn máy. Từ thập niên 50 của thế kỉ 20, xuất hiện các loại xe gắn máy của Ðức, máy chạy mạnh như Goebel, Puch, người ta dùng gắn vào thùng xe lôi và cả xe ba gác đạp thành ba gác máy để vận chuyển hàng hóa nhiều hơn nhanh hơn. Sau này có thêm xe lôi gắn máy các loại xe Honda của Nhật.

Thiết kế của xe lôi?

Ở miền tây, mỗi một tỉnh xe lôi lại có những dáng vẻ tương đối khác nhau. Xe lôi ở Cần Thơ có mui che, khi cần có thể xếp lại được, còn xe lôi Sóc Trăng có dạng như xe thổ mộ của Sài Gòn, có hai khoang mui kín và chở được nhiều người hơn so với xe lôi ở Cần Thơ. Thời kinh tế khó khăn sau năm 1975, xe lôi Hậu Giang, Cần Thơ lại cải tiến cho 2 bên càng xe rộng thêm, lợi dụng sức kéo mạnh của chiếc Honda 67 chở nhiều khách hơn.

Xe lôi ở các tỉnh miền Tây Nam bộ có thùng bầu giống thùng xe xích lô, có mui vải cong trùm che nắng mưa chuyên chở hành khách mà người ta gọi là “xe vua” chở hai người. Xe lôi thùng dài có mui bằng chở bảy tám người hoặc hàng hóa.

Các loại xe lôi

Có thể điểm qua một vài dòng xe lôi phổ biến tại Việt Nam hiện nay như:

- Xe lôi miền Tây:

Có cấu tạo à một chiếc xe đạp gắn theo sau một thùng xe đơn giản có 2 bánh xe nhưng lại rất hữu dụng, xe có thể chở được một lúc cả người và đồ đạc cồng kềnh.

- Xe lôi trẻ em​:

Xe lôi trẻ em được cấu tạo nhỏ gọn bền, đẹp, chắn chắn và an toàn. Với cấu tạo phần khung sườn được gia công kiên cố, nhiều thanh chịu lực; Đèn led nhấp nháy 7 màu được trang trí 2 bên dè và phía trước xe.

- Xe lôi ba bánh:

Với cấu tạo gần giống như xe ba gác tự chế, gồm phần đầu (xe gắn máy) và phần chở hàng, trọng tải từ 300 - 450 kg và về tổng thể thì xe này được xem là biến thể của xe lôi có trong danh sách bị cấm, thế nhưng giá của một chiếc xe lôi Trung Quốc lại có giá khá cao khoảng từ 43- 45 triệu đồng/chiếc.

Ưu thế của xe lôi:

Sự thuận tiện của xe lôi là “hết chỗ nói”. Từ các ngõ ngách có chiều rộng khoảng 1m là xe lôi có thể vào. Từ sớm tinh mơ, xe lôi đã rú máy chở hàng cho các mẹ, các chị đi chợ, chở hành khách ra bến xe, bến đò, chở các em đi học xa, chở lúa đi nộp thuế. Đặc biệt là lúc đêm hôm khua khoắt nếu có người bị bệnh cần đi bệnh viện gấp là có ngay xe lôi . Nhiều bác tài xe lôi chở gấp ngươì bị tai nạn giao thông đi viện mà không lấy tiền. Họ cho đó là việc làm từ thiện “cứu nhân, để đức”. Đa số người chạy xe lôi là nghèo, nhiều người phải mướn xe hàng ngày. Tuy vậy họ cũng kiếm được mỗi ngày vài chục ngàn đủ gạo ăn cho cả nhà.

Ở TP Cần Thơ có những gia đình ba đời chạy xe lôi. Ngay con cái, cháu chắt của Hoàng tử Vĩnh Giu (con vua Thành Thái) cũng có tới hàng chục đứa chạy xe lôi, Hon đa ôm… Xe lôi ở ngoại thành có khi còn được đóng thùng rộng, lắp động cơ Honda phân khối lớn chở hơn 12 người và hàng hoá. Lại có xe được làm thùng kéo bằng i-nốc sáng loáng, trang trí riềm vải sặc sở để chở khách du lịch… Có thể nói xe lôi có rất nhiều tiện ích trong đời sống của người dân ở các phố thị nói chung khi giao thông chưa thật phát triển, mức sống của người dân đang ở mức trung bình hoặc thấp. Một bộ phận cư dân khác, làm ăn buôn bán khấm khá, hoặc cán bộ công chức có mức lương cao thì mới đi tắc-xi. Mà không phải con đường nào tắc-xi cũng vào được như xe lôi. Nếu một người bị cấp cứu, đường hẹp tác xi không vô được, cũng không ngồi được honda ôm, thì chỉếc xe lôi là cách đưa bệnh nhân đi tốt nhất. Tiện ích của xe lôi lúc này thật không kể xiết.

Xe lôi miền Tây chỉ còn là dĩ vãng

Ngày nay miền Tây Nam bộ không còn bóng dáng xe lôi nữa, ký ức của nhiều người sẽ thấy trống vắng với một niềm riêng xao xuyến khó nguôi ngoai!

Hình ảnh chiếc xe lôi đạp ở miền Tây chỉ còn trong kỷ niệm cũng như những chiếc xích-lô ở Sài Gòn do các chính sách quy định làm đẹp thành phố và trật tự đô thị. Những chiếc xe lôi đạp đã bị xóa sổ trong danh sách các phương tiện lưu thông và số phận những người hành nghề đạp xe lôi cũng sẽ dần rơi vào sự lãng quên, mỉa mai là thay thế nó, có những chiếc “xe lôi Tàu” xấu xí, kềnh càng dù không chở người nhưng tham gia vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường, càng làm nhói lên bao câu hỏi về một sự lệ thuộc Bắc phương .



Trở lại Trang Chính