Bhutan, thiên đường hạ giới cuối cùng

Ngọc Ngà sưu tầm

Bhutan là một nước nhỏ ở dãy Himalaya nằm giữa khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc và Ấn Độ.

Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Bhutan còn là một đất nước với một nền văn hóa khác biệt, để lại ấn tượng sâu đậm cho du khách đến thăm.

Bhutan là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa duy nhất trên thế giới. Những truyền thống Phật giáo vẫn được duy trì và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân. Đất nước này còn được mệnh danh là Thiên đường hạ giới cuối cùng với môi trường tự nhiên nguyên sơ và một xã hội phát triển hài hòa.

Bhutan hạn chế cấp visa cho khách du lịch tự túc, mà thông qua công ty du lịch. Mức phí du lịch cao 200 USD một ngày mùa thấp điểm (tháng 1,2,6,7,8,12) và 250 USD một ngày mùa cao điểm (tháng 3,4,5,9,10,11).

Ảnh: Arun Bhat.

Sân bay Paro là sân bay quốc tế duy nhất tại Bhutan. Chuyến bay đến Paro được xem như một trong những trải nghiệm bay tuyệt vời nhất thế giới. Trong chuyến bay đến và rời Bhutan, bạn có thế thấy ngọn Everest, Kanchenjunga, Makula, và những đỉnh núi khác như Jumolhari, Jichu Drakey, Tsrim Gang...

Ảnh: Maxby.

Hành trình bắt đầu với khám phá Paro - một thị trấn trung tâm của quận Paro ở Bhutan. Paro là một thị trấn nhỏ nằm bên một dòng sông, dựa lưng vào những ngọn núi xa xa với những ngôi nhà trắng và ô cửa hoa văn đầy sắc màu.

Ảnh: Maxby

Những con phố nhỏ, bình yên sẽ cho bạn cảm giác quen thuộc. Hơn 98% người dân Bhutan theo đạo Phật, chính vì vậy bạn có thể gặp nhà sư ở khắp nơi trên đường phố. .

Danh thắng biểu tượng của Bhutan – Tu viện Paro Taktsang là một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan có tên gọi đầy đủ là tu viện Taktsang Palphug, còn được biết đến dưới tên tiếng Anh là The Tiger's Nest Monastery (Tu viện Hang Cọp).

Tu viện Taktsan tọa lạc chênh vênh trên một vách núi đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, có độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển, khoảng 900m so với thung lũng Paro. Nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của Ngài Padmasambhava (vị đem Phật Giáo Mật Tông từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng vào đầu thế kỷ thứ 7).

Ảnh: Tigersnestbhutan.

Bhutan không có trung tâm mua sắm, không có thức ăn nhanh, không được hút thuốc ở nơi công cộng, rất hiếm bụi bặm và nhiều nhất là cây xanh, tu viện và nhà sư".

Ảnh: Joseph Kiely.

Nhắc đến Punakha, người ta thường nghĩ ngay đến pháo đài Punakha với hàng phượng tím quanh thành. Là một trong những pháo đài đẹp nhất của đất nước, Punakha nằm ở giữa hai con sông nổi tiếng Pho Chu và Mo Chu và được nối với đất liền bằng một cây cầu gỗ xinh đẹp. Được xây dựng từ năm 1637, Punakha được coi là cung điện của hoàng gia Bhutan cho đến giữa thế kỷ 20, là nơi tổ chức đám cưới của Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema năm 2011. Hiện nay, Punakha thường xuyên mở cửa cho khách đến tham quan.

Ảnh: Marie Hullot.

Xây dựng trong 12 năm kể từ năm 1740 bằng đá trắng, Tháp Kora là công trình đường bệ nằm tại thung lũng Karmaling, phía đông Bhutan. Đây là một trong những kiến trúc Phật giáo sớm nhất quốc gia này, được xây để xua đuổi tà ma, lưu giữ nhiều thánh tích Phật giáo.

Truyền thuyết nơi đây kể rừng, cô bé gái 8 tuổi người Ấn Độ đã sang đây, tự nguyện xin được chôn sống trên công trình bằng đá để cầu nguyện trong thời gian xây dựng tháp.

Mo là con sông lớn nhất Bhutan, bắt nguồn từ miền biên giới Tây Tạng. Khi chảy qua Punakha, dòng sông đem lại sức sống cho nơi đây, đồng thời tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Ảnh: Sprklg.

Tu viện Chimi Lhakhang được xây vào thế kỷ 15, được ví như là “Viên gạch của phồn thực”. Nhiều cặp đôi ghé thăm và cầu nguyện để có con vào năm sau.

Ảnh: Makemytrip.

Pháo đài Trongsa Là pháo đài lớn nhất Bhutan và có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân nước này, pháo đài Trongsa là nơi ở của các vị vua Bhutan từ năm 1907. Được xây dựng tại ngọn núi phía trên đập sông Mandge Chu, từ nhiều thế kỷ nay, pháo đài kiểm soát con đường giao lưu thương mại từ đông sang tây. Tháp canh Ta Dzong giờ được biến thành bảo tàng.

Trên con đèo Dochula cao 3.100 m có tới 108 tòa tháp nằm rải rác, hướng về dãy Himalaya. Một trong những công trình "trẻ tuổi" nhất là tháp Druk Wangyal, do Thái hậu của Bhutan xây dựng năm 2004, là hậu cảnh tuyệt đẹp cho tháp Dochula có từ thế kỷ 14. Truyền thuyết kể rằng, tháp Dochula được xây để xua đuổi một con quỷ thường hay bắt người tại đèo Dochula. Đây là con đèo nối thủ đô Thimphu với miền đông Bhutan.

Ảnh Archiscapes/ Wordpress.

Gangteng là một trong những tu viện quan trọng của Bhutan. Khi rời tu viện này, du khách sẽ đi ôtô từ Punakha đến thủ đô Thimphu.

Ảnh: Khaled Monsoor.

Thimphu là một trong 2 thủ đô tại châu Á không có đèn giao thông (cùng Bình Nhưỡng, Triều Tiên). Cảnh sát điều tiết giao thông.

Ở Thimpu, bạn có thể tham quan nhà tưởng niệm Chorten, xây vào năm 1974 để tưởng nhớ nhà vua thứ III của Bhutan. Đây là công trình kiến trúc tôn giáo có kiến trúc đặc biệt chỉ xoay quanh theo chiều kim đồng hồ, khác hẳn với các công trình Phật giáo khác ở Bhutan.

Ảnh: Mapio.

Ngoài ra, điểm không thể bỏ qua ở Thimpu là Buddha Point (Kuensel Prodrang) - nơi có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng mạ vàng cao 51,5 m, trên đỉnh núi. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh của thung lũng Thimphu.

Bhutan có nhiều chùa chiền và tu viện Phật giáo. Nhưng không phải vì thế mà bạn lo lắng đến đất nước này có được ăn "mặn" hay không. Ngược lại, người dân ở vùng đồi núi cao này ăn nhiều thịt, nhất là các loại bò và gia cầm.

Ẩm thực của Bhutan được làm chủ yếu từ thịt và nhiều hơn cả là các loại ớt. Ớt là nguyên liệu không thể thiếu trong hầu hết món ăn. Nếu thiếu đi loại gia vị này, người Bhutan sẽ không thấy ngon miệng khi ăn. Ớt xanh tươi, ớt đỏ khô hoặc bột ớt đỏ, được dùng trong gần như mọi món ăn của Bhutan. Từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng thích ăn đồ cay hết.

Ảnh: bhutanecotraveller.

Gạo đỏ cũng là món chính trong các bữa ăn. Ngoài ra sẽ có một hoặc hai món thịt hoặc rau ăn kèm. Thịt lợn, thịt bò và thịt gà là những loại thịt được ăn thường xuyên nhất. Rau thì có rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua, hành, đậu xanh, vv

Các món súp thịt nấu gạo và rau khô nêm nhiều gia vị cay được ưa thích trong mùa lạnh. Các thực phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là bơ và phô mát cũng tiêu thụ rất nhiều. Về đồ uống, ngoài trà, người ta cũng uống nhiều rượu gạo và bia nữa.

Ảnh: Blogger

Phak Sha paa - Món này làm mỏng xào sơ với ớt đỏ khô để cả quả cùng một số loại rau củ. Món ăn này rất hợp khi ăn cùng cơm hay các món làm từ phomat.



Trở lại Trang Chính