The Carpenters /Từ Yesterday Once More

Đến Now And Then

Lê Ngọc Phượng


“…Thời ấy thật là hạnh phúc và cũng không quá xa xôi

Tôi tự hỏi những bài hát ấy đã đi đâu rồi nhỉ

Nhưng rồi chúng cũng quay trở lại như những người bạn đã để mất từ lâu

Tất cả những bài hát mà tôi vô cùng yêu thích…”

The Carpenters là một ban nhạc thành lập năm1969 bởi 2 anh em nhà Carpenter: Richard Carpenter, và Karen. Hai năm sau khi thành lập, ban nhạc đoạt giải Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất năm 1971. Với lối chơi nhạc độc đáo và giọng hát được ví như "tiếng ca thiên thần" của Karen, The Carpenters đã bước lên đỉnh vinh quang của sự nghiệp âm nhạc, cho dù ban nhạc không tồn tại lâu do cái chết đột ngột của Karen Carpenter vào năm 1983 (mà người ta đồn rằng do chứng biếng ăn,nhưng sự thực hì cô mất vì bệnh im). 5 giải Grammy, 10 album, 100 triệu đĩa hát bán chạy trong vòng 14 năm liền. Ít có ban nhạc nào ăn khách đều đặn và liên tục như The Carpenters, khiến họ là một trong những nghệ sĩ có số lượng đĩa nhạc bán nhiều nhất thế giới.

Richard Lynn Carpenter (1946) là một nhà sản xuất thu âm, nghệ sĩ piano, keyboard, làm hòa âm ,soạn nhạc và đôi khi viết ca từ cũng như tham gia với Karen trong những bài song ca.

Nhờ vào tài nghệ chơi đàn và hòa âm của Richard, mà đa số các bản cover của Carpenters, tuy là phiên bản ghi âm sau lại vượt trội so với nguyên tác. Đó là trường hợp điển hình của bài The End of the World do ca sĩ nhạc country Skeeter Davis ghi âm lần đầu tiên vào năm 1963, để rồi phá kỷ lục số bán với phiên bản của Carpenters 10 năm sau đó. Bài hát Superstar từng được nhiều nghệ sĩ thu thanh trong đó có Bette Midler hay Joe Cocker, nhưng không xuất thần bằng phiên bản của nhóm Carpenters.(Tuấn Thảo/rFi)

Richard cũng là người sáng tác nhiều bản hit cho ban nhạc (với John Bettis viết lời), như Goodbye to Love (1972/#7),Top of the World" (1972; #1), "Yesterday Once More" (1973; #2), "Only Yesterday" (1975; #4)

Karen Anne Carpenter (1950- 1983) là một ca sĩ và là tay trống có kỹ năng đặc biệt. Mặc dù kỹ năng ấy khiến những ngôi sao sáng đánh trống và các đồng nghiệp ngưỡng mộ, cô được biết đến với các buổi biểu diễn thanh nhạc với âm vực trầm (contralto).Giọng ca ấy được ca ngợi như sau:

"Một giọng ca nhung trầm, dung dị mà biểu cảm, như lời thoại tiếng thầm khe khẽ bên tai. Đối với giới hâm mộ, Karen không phải là hình tượng của người tình, mà lại là một người bạn, một người chị. Những bài hát của cô có tác dụng của những lời vỗ về an ủi, cho tâm hồn một chút hơi ấm, cho tim buồn bớt quạnh vắng đơn côi.

Nhờ vào chất giọng nhung trầm, mượt mà và mềm mại như nhung lụa, trầm tĩnh lung linh như mặt hồ chưa gợn sóng, Karen Carpenter thổi vào khung trời hoài niệm một luồng gió : Mát mà tĩnh mặc, nhẹ mà u uất. Chất giọng contralto của Karen ấm áp tràn đầy nhờ hát giọng ngực ít khi nào hát chẻ giọng óc, nhờ vậy mà cực trầm trong cách luyến láy, cực sang trong lối nhả chữ.

Ngày Karen Carpenter vĩnh viễn ra đi, đột qụy đứng tim do chứng bệnh biếng ăn, ban nhạc người Mỹ The Carpenters coi như không còn lý do để tồn tại. Tài hòa âm, chơi đàn của người anh trai Richard, trở nên vô hiệu với cái chết của cô em gái. Kẻ ở người đi, nhóm Carpenters đánh mất vầng hào quang sáng ngời khi tiếng hát của Karen vĩnh biệt cõi đời " (Tuấn Thảo/rFi)

Trước 75, người VN đã khá quen thuộc với The Carpenters qua các bản Close To Love, Goodbye to Love, Sing, Jambalaya (On the Bayou),This Masquerade,Superstar, Top of the World, và nhất là Yesterday Once More. Một số bài được qui tụ trong trong Album Now and Then (1973)

Close to You là một bài hát nổi tiếng được viết bởi Burt BacharachHal David . Nó lần đầu tiên được Richard Chamberlain ghi âm và phát hành như một đĩa đơn năm 1963 . Được The Carpenter chọn hát lại trong album thứ hai, phát hành năm 1970, Close to You có doanh số bán kỷ lục, với 6 tuần ở ví trí thứ nhất và liên tục đứng thứ 4 nhiều tuần sau đó,đoạt Grammy Award cho Best Contemporary Performance by a Duo, Group or Chorus in 1971 Từ album này trở đi, ban nhạc áp đặt tên tuổi của mình với 14 ca khúc đứng đầu bản xếp hạng trên thị trường Hoa Kỳ, xen kẽ các bản nguyên tác của nhóm như bài Yesterday Once More hay Top of The World với những sáng tác của nhiều tác giả khác như bản Superstar của Bonnie Bramlett & Eric Clapton & Leon Russel. Bản nhạc Desperado của nhóm The Eagles,Solitaire của Neil Sedaka hay bài Jambalaya của Hank Williams …Close to You sau này được sử dụng như một bài hát truyền thống trong các đám cưới.

Goodbye to Love là một bài hát được sáng tác bởi Richard CarpenterJohn Bettis, được phát hành bởi The Carpenters vào năm 1972,đạt # 7 trên Billboard Hot 100 . Đây là bài hát đầu tiên được viết bởi đội ngũ sáng tác của Carpenter / Bettis để đạt US Top Ten.

Top of the World là một trong số những bản nhạc gắn liền với tên tuổi của The Carpenters. Thoạt đầu bài hát xuất hiện trên album bạch kim A Song For You vào tháng 6 / 1972. Sau đó bài hát được phát hành như đĩa đơn ở Nhật và đạt đĩa vàng. Năm 1973 hai anh em phát hành lại bài hát này, và nó lập tức ở vị trí dẫn đầu trong danh sách Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ hai xếp hạng nhất toàn nước Mỹ.

Only Yesterday đạt hạng 4 trên Billboard Hot 100 và số 1trên Adult Contemporary (AC) charts,[1]và là album thứ 11 trên bảng xếp hạng này. Bài này là bài top ten cuối cùng của Carpenters trong bảng Billboard Hot 100, còn với bảng AC, họ còn có thêm 9 top-ten, kết thúc bằng bài Make Believe It's Your First Time, ít tháng sau sau khi Caren chết năm 1983 .

Yesterday Once More

"Yesterday Once More" là ca khúc hit của ban nhạc The Carpenters, phát hành làm đĩa đơn từ album Now & Then vào năm 1973. Bài hát được sáng tác bởi Richard Carpenter và John Bettis.

Lời bài hát viết về cảm xúc của một người khi nhớ lại thời thơ bé, lắng nghe những bài hát và hát theo nhạc trên radio.[1] Bài hát đã đạt đến vị trí số 2 trên Billboard Hot 100 và vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Easy Listening, trở thành đĩa đơn quán quân thứ tám của họ trên bảng xếp hạng này.[2] Tuy không nổi tiếng bằng các ca khúc đánh dấu tên tuổi của họ như "Close to You" hay "We've Only Just Begun", bản ballad này lại là đĩa đơn thành công nhất của The Carpenters về mặt doanh thu. Richard Carpenter cũng phát biểu đây là bài hát tâm đắc nhất trong số tất cả các bài hát mà anh sáng tác.

When I was young

I'd listen to the radio

Waitin' for my favorite songs

Waiting they played I'd sing along

It made me smile

Those were such happy times

And not so long ago

How I wondered where they'd gone

But they're back again

Just like a long lost friend

All the songs I loved so well

(*) every sha-la-la-la

Every wo-wo-wo

Still shines

Every shing-a-ling-a-ling

That they're starting to sing's

So fine

When they get to the part

Where he's breakin' her heart

It can really make me cry

Just like before

It's yesterday once more

Lookin' back on how it was

In years gone by

And the good times that I had

Makes today seem rather sad

So much has changed

It was songs of love that

I would sing to then

And I'd memorize each word

Those old melodies

Still sound so good to me

As they melt the years away

Repeat (*)

All my best memories

Come back clearly to me

Some can even make me cry

Just like before

It's yesterday once more

(*) Repeat

Yesterday Once More là một câu chuyện hoài niệm, nó ra đời là để kéo những tất bật thường ngày quay về với những kỷ niệm êm đẹp cũ. “Lúc còn nhỏ tôi vẫn thường mở radio, chờ nghe những ca khúc mà mình yêu thích. Khi họ hát thì tôi cũng hát theo, điều đó khiến tôi rất vui. Khoảng thời gian hạnh phúc ấy chưa lâu lắm đâu nhưng rồi chúng biến đâu mất cả?”.

Karen Carpenter hát cho mình mà như thể hát cho nhiều người. Giọng hát trầm buồn ấy như thể thổi vào một thứ cảm xúc mà khi nghe lần đầu đã cảm giác rất thân quen. Herb Alpert, nghệ sĩ trumpet huyền thoại, cũng người đồng sáng lập Hãng đĩa A&M - nơi phát hành các album của Capenters, nhớ lại: “Khi vừa nghe demo Yesterday Once More thì tôi như rơi xuống một cõi nào đấy rất mơ hồ. Tôi muốn thoát ra mà không được. Tiếng hát của Karen cất lên như thể cô ấy đang ngồi trước mặt tôi vậy, và dù bạn có cố gắng muốn khẳng định rằng tôi chỉ sống cho hôm nay thì câu chuyện của cô ấy vẫn khiến bạn phải suy nghĩ lại”.

Nhờ vào chất giọng nhung trầm, mượt mà và mềm mại như nhung lụa, trầm tĩnh lung linh như mặt hồ chưa gợn sóng, Karen Carpenter thổi vào khung trời hoài niệm một luồng gió : Mát mà tĩnh mặc, nhẹ mà u uất. Chất giọng contralto của Karen ấm áp tràn đầy nhờ hát giọng ngực ít khi nào hát chẻ giọng óc, nhờ vậy mà cực trầm trong cách luyến láy, cực sang trong lối nhả chữ.

Lối hòa âm đa tầng của Richard Carpenter khai thác tối đa các cung bậc thấp để giúp Karen phát huy trọn vẹn độ dài thang âm trong mỗi lần ngân giọng. Độ ngân giọng càng dài, tình cảm càng bàng bạc man mác. Nhạc cụ yêu chuộng của Karen từ thuở thiếu thời là bộ trống. Vì thế cho nên giọng ca này rất vững trong cách nắm bắt từng nhịp điệu, hát chậm mà không lê thê, hát nhanh vẫn không dồn dập. Lối hát rất vững nhịp đó giúp cho Karen Carpenter có một lối phát âm nhả chữ độc đáo khác thường.

Có lúc giọng ca này hát đùa với nhịp điệu, chậm hơn một chút so với tiếng gõ nhịp. Sinh thời, Frank Sinatra tận dụng kỹ thuật này để hất câu, đá chữ. Karen Carpenter biến nó thành nghệ thuật để tăng thêm chiều sâu trong những nốt trầm, thăng hoa ca từ và cách diễn đạt ý tứ.

Những yếu tố đó có thể giải thích vì sao trong các bản nhạc của Carpenters, dù là nguyên tác hay phiên bản cover vẫn toát lên một sức cuốn hút kỳ lạ. 30 năm sau ngày qua đời, chất giọng của Karen Carpenter vẫn giữ nguyên ma lực quyến rũ đối với người hâm mộ : cốt cách thiên thần, hồn phách liêu trai.

Now & Then

Sau bốn album rất thành công,năm 1973 nhóm The Carpenters cho phát hành album thứ năm, Now & Then, với hầu hết là những ca khúc được nhóm cover lại của các nghệ sĩ khác. Nhưng đặc biệt nhất của album Now & Then là ca khúc Yesterday Once More, ca khúc duy nhất trong album là sáng tác của chính Richard Carpenter (viết cùng với John Bettis).Đầu thập niên 1970, có một trào lưu làm hồi sinh các ca khúc xưa cũ. Đối với anh em nhà Carpenter, thưởng thức lại những ca khúc xưa ấy chính là sự trở về của ký ức, của niềm vui không thể phai nhòa. Và Richard nghĩ rằng đó sẽ là một cảm hứng không gì tuyệt vời hơn, để sáng tác một ca khúc gợi nhớ về những bản nhạc họ nghe ngày trước. Cô em Karen Carpenter có chất giọng nữ trầm hiếm có nên với Yesterday Once More, Richard đã chọn hợp âm mi trưởng (E). Khi Karen cất tiếng hát, những nốt đầu tiên nghe như lời thì thầm.

Sự nghiệp của The Carpenters nổi đình đám rất nhiều ca khúc, nhưng hầu hết là những bản cover. Chính vì thế, Yesterday Once Moređược đánh giá cao vì đó là một trong số ít những ca khúc đỉnh do chính họ sáng tác. Trong bảng xếp hạng Cash Box cuối năm 1973, album Now & Then xếp thứ 20. Còn riêng với đĩa đơn Yesterday Once More, tháng Sáu nó còn ở vị trí thứ 71 trên bảng xếp hạng Cash Box nhưng đến tháng Tám đã vươn đến hạng nhất. Richard Carpenter tự hào rằng: “Đây là đĩa đơn vàng thứ tám của chúng tôi và là một trong những bài hit lớn nhất của chúng tôi trên toàn thế giới”

(Bá Vũ)

Xin mời các bạn nghe Now And Then

Toàn album Now &Then (1973)

Nghe từng bài:

A1. Sing (Joe Raposo)

A2. This Masquerade (Leon Russell)

A3. Heather (Johnny Pearson)

A4. Jambalaya (On the Bayou) (Hank Williams)

A5. I Can't Make Music (Randy Edelman)

B1. Yesterday Once More (John Bettis; Richard Carpenter)

--a) Fun, Fun, Fun (Brian Wilson, Mike Love)

--b) The End of the World (Arthur Kent; Sylvia Dee)

--c) Da Doo Ron Ron (When He Walked Me Home) (Ellie Greenwich; Jeff Barry; Phil Spector)

--d) Dead Man's Curve (Jan Berry; Roger Christian; Brian Wilson; Artie Kornfeld)

--e) Johnny Angel (Lyn Duddy; Lee Pockriss)

--f) The Night Has A Thousand Eyes (Benjamin Weisman; Dorothy Wayne; Marilynn Garrett)

--g) Our Day Will Come (Bob Hillard; Mort Garson)

--h) One Fine Day (Carole King; Gerry Goffin)

B2. Yesterday Once More (reprise)

Những bản lời Việt

Trước 75, một trong những bài mà The Carpenters hát trong Album Now & Then: The End of the World được Trường Kỳ viết lời Việt, với tựa đề : Thương Nhớ Trong Mưa, được Cathy Huệ trình bày trong băng Nhạc trẻ 2. Bài Yesterday Once More thì được Nguyễn Duy Biên viết lời với tựa đề Ngày Xưa Yêu Dấu được Thái Hiền và Duy Cường ca trong băng Tình Ca Nhạc Trẻ 2.

Bài Jambalaya thì được Ngọc Minh Hà đặt lời Việt, Trúc Mai ca trong Shotguns 34. Thúy Hà Tú (Thúy Anh_Khánh Hà_Anh Tú) thì cover Jambalaya lời Anh trong Băng Vàng Tùng Giang. Bài Goodbye to Love, được Thúy Hà Tú hát lại bằng phiên bản lời Việt với tựa đề Tình Ca Cho Anh, trong băng Nhạc Trẻ 3.

Bài Superstar thì được Kỳ Phát viết lời Việt với đề tựa Kỷ Niệm Một Cuộc Tình được Ái Ly hát trong băng Nhạc Trẻ 4

Sau này Trường Kỳ mới viết lời Việt cho bài Jambalaya với tựa đề Vui Chơi Tình Ta, Nhã Phương ca trên Asia. Cũng tại Hải ngoại, sau 1975, Kiều Nga (em gái Elvis Phương) ra một album song ngữ, cover 10 bài Tình Khúc Carpenter kèm theo phiên bản tiếng Việt.

“…Nhìn lại những năm tháng xưa cũ

Và tất cả những khoảng thời gian tốt đẹp tôi từng có,

Khiến ngày hôm nay trở nên thật buồn bã,

Quá nhiều thứ đã đổi thay..." (yesterday one more)

Đã hơn 40 năm qua, như tinh thần của bản Yesterday Once More, nghe lại những bài hát yêu thích xưa cũ, thấy như ngày hôm qua lại trở về!

Và trong những lúc ấy, bạn có thấy mình bồi hồi cảm động ?

Lê Ngọc Phượng

Tháng 8/2015

Xem lại bài cũ

Xem thêm