Sự khác nhau giữa hình chiếu theo tiêu chuẩn Nhật và tiêu chuẩn Mỹ

Về quy tắc thì hình chiếu của Nhật theo tiêu chuẩn góc chiếu thứ 3, còn theo tiêu chuẩn của Mỹ thì là góc chiếu thức nhất

Khi sử dụng các phương pháp chiếu : Trên mặt phẳng Front, ta hình dung có 4 cái bản lề = 1 trên cạnh phải, 1 trên cạnh trái, 1 trên và 1 dưới.

Khi ta mở tất cả các ” cánh cửa” ra , tức là mở tung khối lập phương thì lúc này ta nhìn thấy trên các “cánh cửa” vẽ gì thì hình chiễu là như thế, bản vẽ như thế và vị trí tương quan các hình chiếu đứng, cạnh, bằng ….. cũng như thế. Đó là cách dễ nhớ và hình dung trong bản vẽ Nhật.

Mặt Top là hình chiếu đặt trên cùng, mặt side là hình chiếu cạnh, mặt front là hình chiếu đứng, mặt bottom là hình chiếu bằng….

Bản vẽ của VN thì khi mở các mặt lập phương bởi bản lề thì “cánh cửa ” bên trái mang đặt sang phải và gọi là “hình chiếu cạnh”, cánh cửa trên cùng thì bê xuống dưới và gọi là hình chiếu bằng …..

Chỉ cần quan sát ví dụ  này là thấy ngay việc hình dung ra mô hình 3D sẽ đơn giản, dễ dàng hơn hệ quy chiếu của VN. Ta chỉ cần đóng các cánh cửa vào  là xong (lật mặt 90 độ), trong khi đó, chiếu như VN mình thì phải lật 90 độ các mặt, sau đó bên trái vác sang bên phải, bên dưới vác để lên trên… rồi mới hình dung tiếp được

Hiện giờ trên thế giới, bản vẽ kỹ thuật thường được thể hiện theo 2 hệ tiêu chuẩn: Âu – Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, các tiêu chuẩn của VN, LX, TQ … đều dựa theo Âu – Mỹ (các bản vẽ của các nước châu Âu như Đức, Italia hoặc của Mỹ cũng có cách đọc giống như theo TCVN).

Nói về góc nhìn để đọc bản vẽ, hệ Âu – Mỹ theo góc nhìn người thứ 3, hệ Nhật theo góc nhìn thứ nhất (nếu hay chơi các game bắn súng thì cũng dễ hiểu thôi nhỉ?). Do đó, khi quan sát 1 vật 3D, hệ Âu Mỹ sẽ có các hình chiếu front – top – left (đứng từ ngoài nhìn vào). Còn hệ Nhật, do cách đặt góc nhìn từ bên trong, sẽ có các hình chiếu front – down – right (hoặc back – top – right..). Nói theo cách khác, nếu đọc bản vẽ Nhật theo kiểu quen dùng ở VN thì giữ 1 hình chiếu làm chuẩn (top hoặc front hoặc left), các hình chiếu còn lại lấy đối xứng gương (chú ý nét khuất).

Ví dụ cụ thể:

 

Hình 3D

Các hình chiếu:

Theo JIS:

Theo TCVN:

So sánh giữa 2 tiêu chuẩn:

Để hiểu thêm bạn có thể tham khảo bản vẽ này:

 

- Hình chiếu có chữ actual nghĩa là: kích thước thực của chi tiết tại vị trí đó có giá trị là … (trong hình là R10). Do chi tiết uốn 3D, trong khi hình chiếu 2D nên đối với phần nằm trên các mặt phẳng không vuông góc với phương chiếu, khi biểu diễn trên các hình chiếu sẽ bị biến dạng, không còn đúng kích thước thật. Lúc đó, cần phải bổ sung ghi chú “actual”, kích thước thực tế, cho người gia công kiểm tra. Bạn có thể quan sát trên hình 3D của tieubu (phần dây xiên góc).

- Hình mà bạn gọi nhầm là chữ “V” là ký hiệu của một dạng mối hàn (chính xác là hình tam giác vuông ngược). Theo quy ước, mối hàn đó có dạng tam giác, hàn ghép giữa phần vuông góc nhau. Ngoài ra, nếu quy định về kích thước mối hàn (theo cạnh góc vuông) sẽ có thêm 1 chữ số bên cạnh.

- Ký hiệu R theo quy ước là tại đó có một bán kính cong. Giá trị R này có thể tham khảo trong phần yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ, trong hình chiếu đã có, hoặc trong một số trường hợp (VD: dây uốn hình chữ U) thì R = 1/2 khoảng cách giữa 2 tâm dây (2 cạnh chữ U).

Bổ sung thêm 1 góc nhìn khác của sản phẩm để bạn dễ hình dung hơn.

 

Nói thêm về bản vẽ của Nhật:

Thường không gạch mặt cắt trong nhiều trường hợp – các nét cũng ít đi, mặt cắt không bị gạch giúp cho việc photo, scale rất rõ nét.

Với bản vẽ có gạch mc của VN, nếu photo A3 -> A4 thì có thể các miền gạch chuyển sang đen xì rất khó coi.

Thêm nữa : nét vẽ thường không theo “quy định” : đường bao chi tiết không nhất thiết phải đậm, sự phân biệt nét đậm nét mảnh cũng rất ít, thậm chí không phân biệt => điều này đối với VN mà nói, là phạm quy. Nhưng bản vẽ nhìn rất thoáng

 Nguồn: Tổng hợp từ http://www.meslab.org/mes/threads/7294-ve-ky-thuat

Lí thuyết tính toán tối ưu hóa

   Tối ưu hóa có thể được định nghĩa là quá trình tìm hàm mục tiêu lớn nhất hoặc nhỏ 

nhất mong muốn trong khi vẫn đáp ứng các điều kiện ban đầu.

  Như vậy, tối ưu là tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một hàm n biến  f(x1,x2,..xn) với n là một số nguyên dương .

Bài toán là : Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm f(x) với điều kiện :

Trong đó :    *  f(x) là hàm mục tiêu cần tìm giá trị min

                     * g(x) là bất đẳng thức ràng buộc.

                   * h(x) là đẳng thức ràng buộc.

                   * x là véc tơ n biến   = ( x1 , x2, ... , xn ) .

          Tối ưu hóa kết cấu.

- Là đưa ra một kết cấu tốt nhất nhằm cải thiện và nâng cao tính năng làm việc của kết cấu

 đó khi nó chịu tác dụng của tải trọng,ứng suất và các điều kiện khác.Kĩ thuật tối ưu hóa là

 đóng vai trò quan trọng trong các thiết kế kết cấu ,mục đích của nó là tìm ra các thiết kế 

tốt nhất đảm bảo độ tin cậy cao nhất 

- Tối ưu hóa kết cấu cũng giải quyết bài toán của tối ưu.

Hình : Mô tả sơ đồ tối ưu của một sản phẩm

* Các bước thực hiện một bài toán tối ưu :

Hình 2:Mô hình tối ưu hóa cấu trúc cánh máy bay

2. Định nghĩa về Topology.

   Topology là một quan điểm hay lý thuyết mới của hình học, nó bao hàm tất cả các loại 

không gian khác nhau. Như hình học nghiên cứu không gian, tính toán kích thước vật thể,

 nghiên cứu bề mặt và những sự thay đổi của vật thể...

Ví dụ một hình ảnh của tối ưu tôpôlôgy:

3.Tối ưu hóa hình dạng.

Được thực hiện sau bài toán tối ưu topology

Bài toán tối ưu hình dạng đưa ra hình dạng phù hợp của kết cấu khi chịu tải trọng dựa trên phần vật liệu chịu lực chính của bài toán tối ưu topology.

4. Tối ưu hóa kích thước 

      Là bài toán cần giải quyết sau bài toán tối ưu hóa hình dạng

  Đưa ra các kích thước hợp lý của kết cấu  : phần tử nào chịu lực nhiều hơn thì 

bán kính,kích thước,bề rộng…sẽ lớn hơn phần tử không chịu hoặc chịu lực nhỏ.

Kích thước cần tối ưu là một biến kích thước,có giá trị nằm trong một khoảng do người tối

ưu đề ra và phải đáp ứng các yêu cầu đưa ra như: ứng suất min,biến dạng tổng min,…

5. Tính toán tối ưu hóa trong Ansysworkbench

ANSYS là một trong nhiều phần mềm công nghiệp, sử dụng PP PTHH (FEM) để 

phân tích bài toãn vật lý-cơ học, chuyển các phương trình vi phân, phương trình

 đạo hàm riêng từ dạng giải tích về dạng số, với việc sử dụng phương pháp

 rời rạc hóa và gần đúng để giải.

        Các bước để giải quyết bài toán tối ưu hóa kết cấu

B1: Xây dựng mô hình đơn giản của kết cấu cần tối ưu theo chức năng làm việc và công dụng của nó.

B2: Tìm các điều kiện biên gồm: Tải trọng tác động lên kết cấu và các đầu liên kết của kết cấu.

B3: Chạy bài toán tối ưu tôpôlôgy, sử dụng công cụ shape finder.

  + Tiêu chuẩn: Khối lượng

  + Mục tiêu: Ứng suất đồng đều, bỏ đi những phần vật liệu không chịu ứng suất, chuyển vị toàn bộ.

  + Biến: Phần tử hữu hạn

B4. Từ kết quả của bài toán tối ưu tôpôlôgy ta vẽ ra một kết cấu tối ưu hơn và vẫn đảm bảo được tính năng làm việc của nó. Nhưng kích thước tốt nhất của kết cấu ta vẫn chưa xác định được.

B5. Tiến hành xác định các kích thước hợp lý nhất của các lỗ, các gân… để có được kết cấu hợp lý nhất.