Môn học bao gồm các nội dung về mạng cơ bản và mạng nâng cao. Các nội dung kiến thức được minh họa và thực hành trên các công cụ phân tích mạng thời gian thực, công cụ mô phỏng và mô hình hóa mạng.
Nội dung của mạng cơ bản bao gồm các kiến thức quan trọng trong mạng truyền thông liên quan tới việc nghiên cứu và ứng dụng trong mạng hiện đại. Cụ thể là mô hình phân tầng trong mạng, các giải thuật và giao thức của các tầng ứng dụng, tầng giao vận, tầng mạng và tầng liên kết dữ liệu trong mô hình TCP/IP.
Nội dung của mạng nâng cao bao gồm các kiến thức về kiến trúc, đánh giá và giải quyết các vấn đề quan trọng trong mạng hiện đại. Cụ thể là vấn đề dẫn đường, quản lý tài nguyên và hiệu năng của Mạng chịu gián đoạn (Dispruption-Tolerant Networking), Mạng hướng nội dung (Content-Centric Networking), Ảo hóa chức năng mạng (Network Function Virtualization - NFV), Mạng mềm (Software-Defined Networking) và Mạng trên đám mây (Cloud Networking)
Chương 1. Mạng cơ bản
1.1. Giới thiệu chung
1.2. Tầng ứng dụng
1.2.1. Nguyên tắc truyền thông giữa các ứng dụng mạng
1.2.2. Một số ứng dụng mạng
1.3. Tầng giao vận
1.3.1. Dịch vụ của tầng giao vận
1.3.2. Truyền dữ liệu không tin cậy và giao thức UDP
1.3.3. Truyền dữ liệu tin cậy và giao thức TCP
1.4. Tầng mạng
1.4.1. Dịch vụ của tầng mạng
1.4.2. Mạng chuyển mạch gói và mạng chuyển mạch ảo
1.4.3. Giao thức IP
1.4.4. Giải thuật và giao thức dẫn đường trên mạng Internet
1.5. Tầng liên kết dữ liệu
1.5.1. Dịch vụ của tầng liên kết dữ liệu
1.5.2. Phát hiện và sửa lỗi
1.5.3. Giao thức đa truy cập
1.5.4. LAN
1.6 Bài tập mạng cơ bản
1.7 Thực hành mạng cơ bản
Chương 2. Giới thiệu về mạng hiện đại
2.1. Vấn đề của mạng hiện đại
2.2. Các phương pháp tiếp cận trong phát triển mạng hiện đại
2.3. Xu hướng phát triển của mạng hiện đại
Chương 3. Mạng chịu gián đoạn (Disruption-Tolerant Networking -DTN)
3.1. Tổng quan về DTN
3.2. Khái niệm, động cơ xây dựng DTN
3.3. Kiến trúc của DTN
3.4. Dẫn đường trong DTN
3.5. Hiệu năng của DTN
Chương 4. Mạng hướng nội dung (Content-Centric Networking -CCN)
4.1. Tổng quan về CCN
4.2. Khái niệm, động cơ xây dựng CCN
4.3. Kiến trúc của CCN
4.4. Dẫn đường trong CCN
4.5. Hiệu năng của CCN
Chương 5. Ảo hóa chức năng mạng (Network Functions Virtualization - NFV) và mạng mềm (Software-Defined Networking -SDN)
5.1. Tổng quan về NFV-SDN
5.2. Khái niệm, động cơ xây dựng NVF-SDN
5.3. Kiến trúc của NFV-SDN
5.4. Quản lý tài nguyên trong NFV-SDN
5.5. Hiệu năng của NFV-SDN
Chương 6. Mạng trên đám mây (Cloud Networking)
6.1. Tổng quan về Cloud Networking
6.2. Khái niệm, động cơ xây dựng Cloud Networking
6.3. Kiến trúc của Cloud Networking
6.4. Quản lý tài nguyên trong Cloud Networking
6.5. Hiệu năng của Cloud Networking