Mục đích: Ghi lại Đức Chúa Trời sáng tạo thế gian, muôn vật và loài người. Đức Chúa Trời biệt riêng loài người, ban cho linh hồn để thờ phượng Ngài, sự khôn ngoan để quản trị trái đất.
Tác giả: Môise
Ngày viết: Khoảng năm 1450-1400 Trước Công Nguyên (B.C.)
Bối Cảnh:
Sáng thế ký là sách đầu tiên trong năm sách Luật pháp Môise (Pentateuch). Đoạn 1-11 ghi lại lịch sử loài người từ sáng thế tới tháp Babên. Đoạn 12-50, khoảng 300 năm, ghi lại các diễn biến quanh 4 nhân vật chính: Ápraham, Ysác, Giacóp, và Giôsép (Abraham, Isaac, Jacob, Joseph).
Những Điểm Đặc Biệt:
Đức Chúa Trời dùng "Lời Ngài" để sáng tạo muôn loài. Sự sáng tạo thật toàn thiện cho đến khi loài người phạm tội, không vâng lời Chúa, nhưng lại nghe lời quỉ Satan giả dạng con rắn cám dỗ. Vì Ađam và Êva (Eve) phạm tội nên tội lỗi đã đi vào thế gian, dẫn đến sự chết thể xác lẫn tâm linh. Tôi lỗi đã gây nên sự thù ghét, bạo động, không vâng lời, chiến tranh, ... Cho đến khi tội lỗi quá nhiều dẫn đến việc Chúa dùng mưa lục đại hồng thủy để tiêu diệt muôn loài trên đất, chỉ trừ Nôê (Noah) và gia đình, và các thú vật được chọn trên tàu. Sau đó, tội lỗi tiếp tục lan tràn và loài người muốn xây dựng tháp Babên (Babel) để thách thức Chúa. Chúa vẫn tiếp tục yêu thương loài người, đoạn 12-50 ghi lại việc Chúa chọn Abraham và dòng dõi của ông để đặt nền tảng cho chương trình cứu rỗi nhân loại và kết nối lại mối liên hệ giữa con người với Chúa. Sách Sáng thế ký kết thúc với việc Giôsép (Joseph) qua đời và tuyển dân Chúa ở tại Êdíptô (Egypt).
Câu gốc - Sáng Thế Ký 1:27; 12:2-3
1:27 Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.
12:2 Ta sẽ làm cho ngươi (Ápraham) nên một dân lớn; Ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. 12:3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời tạo dựng con người với hình bóng của Ngài và cho họ được thông công với Ngài. 2. Con người được tạo nên với thân thể, linh hồn, và tâm linh, và được tự do chọn lựa để vâng lời Chúa hoặc theo ý riêng. 3. Dầu con người cứ tiếp tục phạm tội nhưng Đức Chúa Trời không từ bỏ ý định yêu thương và muốn cứu rỗi con người. 4. Chúa có chương trình cho cả nhân loại ... và Ngài muốn mọi người tin nhận Ngài, biết vâng lời và được cứu rỗi linh hồn. 5. Chúa có tình yêu thương và quyền phép để bảo vệ và chu cấp mọi nhu cầu cho conngười, nhưng quan trọng nhất Ngài muốn mọi người biết đặc đức tin nơi Ngài.
5. "Chúng Ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta, đặng quản trị (muôn loài)" (1:26). 6. "Loài người ở một mình thì không tốt; Ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó" (2:28). 7. "Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt" (2:24). 8. "Ta sẽ làm cho mầy (con rắn, Satan) cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân Người (Đấng Christ)" (3:15). 9. "Nếu ngươi (Cain) làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó" (4:7). 10. "Thần Ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt; đời người sẽ là 120 năm mà thôi" (6:3). 11. "Ta đặt mống (rainbow) của Ta trên từng mây, dùng làm dấu chỉ sự giao ước của Ta với đất" (9:13) - Chúa hứa không dùng nước lục để hủy diệt muôn loài trên đất nữa (9:12-17). 12. Ngươi (Ápraham) hãy đi đến nơi Ta đã chỉ cho ... Ta sẽ làm ngươi trở thành một dân lớn và nổi tiếng ... người nào chúc phước ngươi sẽ được chúc phước, rủa sả ngươi sẽ bị rủa sả" (12:1-3). 13. Dòng dõi ngươi sẽ làm nô lệ trong 400 năm, và Ta sẽ giải cứu họ (15:13-14). 14. "Bởi vì ngươi đã vâng theo lời dặn Ta (Ápraham dâng Ysác), nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước" (22:18). 15. "Tên ngươi sẽ chẳng làm Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y-sơ-ra-ên (có nghĩa người vật lộn cùng Ðức Chúa Trời)" (32:28). 16. Mười hai bộ tộc Ysơraên: Rubên, Simêôn, Lêvi, Giuđa, Sabulôn, Ysaca, Đan, Gát, Ase, Néptali, Giôsép (Épraim, Manase), Bêngaimin. (Reuben, Simeon, Levi, Judah, Zebulun, Issachar, Dan, Gad, Asher, Naphtali, Joseph (Manasseh, Ephraim), Benjamin). (48:20-49:29).
Mục lục:
1. Sự sáng thế 1:1-2:25
2. Sự bắt đầu của tội lỗi và sự chết 3:1-5:32
3. Truyện Nôê (Noah) 6:1-10:32
4. Truyện tháp Babên (Babel) 11:1-11:9
5. Cuộc đời Ápraham (Abraham) 11:10-25:18
6. Cuộc đời Ysác (Isaac) 25:19-26:35
7. Cuộc đời Giacóp (Jacob) 27:1-36:43
8. Cuộc đời Giôsép (Joseph) 37:1-50:26
Mục đích: Ghi lại lịch sử dân Ysơraên (Israel) được giải phóng khỏi Êdíptô (Egypt) và thành lập quốc gia.
Tác giả: Môise
Ngày viết: Khoảng năm 1450-1410 (B.C.).
Bối Cảnh:
Xuất Êdíptôky ghi lại thời gian khoảng 431 năm: từ lúc Giacóp đến Êdíptô cho đến khi xây cất Đền Tạm. Xuất Êdíptô Ký tiếp theo sách Sáng thế Ký. Gia đình Giacóp có 70 người đến cư ngụ tại Êdíptô. Sau khi Giôsép chết một thời gian, vua Pharaôn mới của Êdíptô không còn nhớ đến Giôsép là ai và cảm thấy sợ hãi vì số người Ysơraên tăng lên quá đông, nên bắt họ làm nô lệ. 400 năm sau số người Ysơraên tăng lên khoảng 3 triệu trước họ rời khỏi Êdíptô.
Những Điểm Đặc Biệt:
Dòng dõi Giacóp (Ysơraên) bị bắt làm nô lệ tại Êdíptô. 400 năm sau, Môise được Chúa kêu gọi để giải phóng dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô. Sau 10 tai họa (1 nước sông biếng thành máu, 2 ếch nhái, 3 muỗi, 4 ruồi mòng, 5 súc vật bị dịch lệ, 6 ghẻ chóc, 7 mưa đá, 8 cào cào, 9 sự tối tăm, 10 con trưởng nam bị chết), vua Pharaôn cho phép dân Ysơraên rời khỏi Êdíptô. Lễ "Vượt Qua" (passover) được thành lập, với ý nghĩa máu (súc vật) là cần thiết cho sự chuộc tội, cũng để đánh dấu Giao Ước của Chúa chọn Ysơraên làm tuyển dân (đoạn 12). Chúa làm phép lạ tách biển đỏ để cứu dân Ysaraên. Tại Núi Sinai, Chúa ban 10 Điều Răn (đoạn 20), nhưng sau đó Chúa trách phạt dân sự về sự bội đạo và thờ tượng bò vàng (đoạn 32). Vài tháng sau, Chúa sai xây Đền Tạm (Tabernacle).
Câu gốc: Xuất Êdíptô Ký 3:7,10
7 . Ðức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân Ta tại xứ Ê-díp-tô, và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, Ta biết được nỗi đau đớn của nó. 10 vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng Ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân Ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô.
Đề Tài Chính:
1. Sự chăm sóc, bảo vệ, và chu cấp của Chúa cho con dân Ngài sẽ đến đúng lúc cần thiết. 2. Vâng theo "Lời Chua" sẽ được ban phước và thành công ... Không vâng Lời sẽ bị thất bại và trừng phạt. 3. Một phần trong Giao Ước giữa Chúa và con cái Ngài là chúng ta giữ vững đức tin nơi Ngài để được giải thoát (khỏi tội lỗi) và nhận được sự cứu rỗi. 4. Giao Ước của Chúa (Kinh Thánh) không thể thay đổi, và Ngài sẽ không điều đình hay thỏa hiệp với tội lỗi.
Mục lục:
1. Dân Ysơraên bị nô lệ tại Êdíptô và sự chuẩn bị cho Môise 1:1-4:31
2. Chúa cứu dân Ysơrên ra khỏi Êdíptô 5:1-15:21
3. Ysơraên hành trình trong đồng vắng tới núi Sinai 15:22-18:27
4. Giao ước của Chúa và Mười Điều Răng Đức Chúa Trời 19:1-24:18
5. Đền Tạm (Tabernacle) và những điều lệ 25:1-31:18
6. Dân Ysơraên bội đạo 32:1-32:35
7. Phục hồi Giao ước với Chúa 33:1-40:38
Mục đích: Cẩm nang cho chức vụ, trách nhiệm, bổn phận, luật pháp, và cách thức thờ phượng Chúa cho các thầy Tế Lễ và dân sự. Sách hướng dẫn một đời sống thánh hóa cho người Hêbơrơ (Hebrews).
Tác giả: Môise
Ngày viết: Khoảng năm 1445-1444 (B.C.).
Bối Cảnh:
Lêvi Ký tiếp theo sách Xuất Êdíptô Ký. Lêvi Ký bắt đầu với việc Ysơraên xây dựng xong Đền Tạm. Đây là cẩm nang luật lệ và cách thờ phượng cho các thầy tế lễ (người Lêvi) và dân sự, được Chúa ban cho trong khoảng thời gian một năm khi họ dựng trại tại chân núi Sinai.
Những Điểm Đặc Biệt:
Lêvi Ký ghi lại các luật lệ để gìn giữ đời sống thuộc linh, đạo đức, và sự tinh sạch thể xác cho dân Chúa. Hướng dẫn cách sống thánh thiện và dâng của lễ thờ phượng Chúa. Năm của lễ dâng hiến (offering): 1 Lễ thiêu (burnt), 2 lễ Chay (grain), 3 lễ thù ân (fellowship), 4 lễ chuộc tội (sin), 5 lễ chuộc sự mắc lỗi (guilt). Những điều lệ cho người Lêvi: Chức vụ tế lễ của Arôn, luật cho chức tế lễ (priesthood), luật tinh sạch, Ngày Lễ Chuộc Tội (Day of Atonement), luật thánh sạch cho mọi vật, luật các ngày lễ tiệc (feast) để tôn kính Chúa.
Câu gốc: Lêvi Ký 19:2
Hãy truyền cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng: Hãy nên thánh, vì Ta Giê-hô-va Ðức Chúa Trời các người, vốn là thánh.
Đề Tài Chính:
1. Chúa luôn ghớm ghê tội lỗi. 2. Mọi tội cần phải có sự ăn năn và dâng lễ chuộc tội với huyết (súc vật) - Huyết của Chúa Jêsus đã chấm dứt và thay thế tất cả các lễ chuộc tội. 2. "Hãy nên thánh, vì Ta Đức Chúa Trời các ngươi là thánh" (11:45; 19:2; ...) (nên thánh trong sự vâng lời). 3. Chúa không phải là tác giả của sự lộn xộn, nhưng của luật lệ và thứ tứ trong mọi sự Ngài tạo dựng. 4. Chúng ta giữ luật pháp không phải để được Chúa chấp nhận, nhưng để bày tỏ tình yêu, sự vâng lời, và đức tin nơi Chúa. 5. Trung tín với Lời Chúa, sẽ nhận được phước hạnh, bình an, và gần gũi với sự hiện diện của Chúa.
Mục lục:
1. Luật về sự Dâng Hiến 1:1-7:38
2. Luật về các thầy Tế Lễ 8:1-10:20
3. Luật về sự thanh sạch cá nhân (purity) 11:1-15:33
4. "Ngày Chuộc Tội" (Day of Atonement) 16:1-16:34
5. Luật về sự thánh hóa dân sự 17:1-20:27
6. Luật về sự thánh hóa các thầy Tế Lễ 21:1-22:33
7. Luật về ngày Sabát và các ngày lễ (tiệc) 23:1-25:55
8. Dân sự đối diện với ơn phước hay bị trách phạt 26:1-26:46
9. Luật về các lời thề 27:1-27:34
Mục đích: Truyện chúa chuẩn bị cho người Ysơraên trước khi vào đất hứa. Các tội lỗi vi phạm, sự trách phạt, thất bại và thành công.
Tác giả: Môise
Ngày viết: Khoảng năm 1460-1410 (B.C.)
Bối Cảnh:
Dân số Ký tiếp theo sách Lêvi Ký. Một tháng sau khi các luật lệ được ban cho trong sách Lêvi Ký, sách Dân số Ký bắt đầu bằng sự kiểm tra dân số Ysơraên.
Những Điểm Đặc Biệt:
Dân số Ký ghi lại truyện dân Ysơraên phải lưu lạc trong đồng vắng 40 năm. Có hai lần kiểm tra dân số. Lần kiểm tra đầu tiên cho thế hệ lớn tuổi, xảy ra tại chân núi Sinai, hai năm sau ngày rời khỏi Êdíptô. Lần kiểm tra thứ hai cho thế hệ mới (sanh ra trong đồng vắng), xảy ra 38 năm sau, hai năm trước khi vào đất hứa Canaan. Mặc dầu Chúa không cho thế hệ lớn tuổi vào đất hứa vì tội không vâng lời tiến vào đất hứa lần đầu tiên (chỉ trừ Giôsua và Calép) (đoạn 14), nhưng Ngài vẫn thương yêu, chăm sóc, bảo vệ và chu cấp đầy đủ mọi nhu cầu khi họ lưu lạc trong đồng vắng 40 năm.
Câu gốc: Dân Số Ký 14:22-23
22 Trong mọi người đã thấy sự vinh quang Ta, phép lạ Ta đã làm tại xứ Ê-díp-tô và nơi đồng vắng, là các ngươi đã thử Ta mười lần và đã không nghe lời Ta, 23 thì chẳng một ai sẽ thấy xứ mà Ta thề hứa cho tổ phụ chúng nó. Chẳng ai mà đã khinh Ta sẽ thấy xứ đó đâu!
Đề Tài Chính:
1. Tuy luật pháp Chúa nghiêm nghị và khắc khe, nhưng Ngài ban thưởng xứng đáng cho những ai trung tín vâng Lời Ngài. 2. Con dân Chúa không cần phải sống cuộc đời khó khăn như trong đồng vắng (sa mạc) ... nhưng đôi khi chúng ta cần phải đi qua những khó khăn đó để được rèn luyện đức tin. 3. Chúa sẽ phán xét và trách phạt những ai không vâng Lời ... nhưng Ngài cũng đầy lòng thương xót, tha tội, ban phước và hồi phục cho những ai biết ăn năn và vâng Lời. 4. Chúng ta sẽ lớn lên làm con dân Chúa nếu chúng ta để Ngài nuôi dưỡng chúng ta trong Lời Ngài. 5. Lầm bầm và phàn nàn về luật lệ Chúa (Kinh Thánh) là sự xúc phạm đến Chúa, Đấng chúng ta thờ phượng (đoạn 11).
Mục lục:
1. Kiểm tra dân số Ysơraên lần đầu tiên 1:1-4:49
2. Thê hệ lớn tuổi chuẩn bị để nhận lãnh đất hứa 5:1-10:10
3. Thê hệ lớn tuổi thất bại và không được nhận lãnh đất hứa 10:11-21:35
4. Ysơraên chạm trán với người Môáp và Balaam 22:1-25:18
5. Kiểm tra dân số lần thứ hai 26:1-26:65
6. Thế hệ trẻ kế tiếp chuẩn bị để nhận lãnh đất hứa 27:1-36:13
Mục đích: Nhắc nhở dân sự những ơn phước và kỷ luật của Chúa. Khuyến khích dân sự dâng đời sống cho Chúa và vâng phục Ngài.
Tác giả: Môise. Phần cuối có thể do Giôsuê viết sau khi Môise qua đời.
Ngày viết: Khoảng năm 1407-1406 (B.C.)
Bối Cảnh:
Phục Truyền Luật Lệ Ký có nghĩa là luật pháp được ban cho lần thứ hai. Sách Phục Truyền bắt đầu trong những năm cuối cùng của 40 năm lưu lạc trong đồng vắng, đây là thời gian huấn luyện và chuẩn bị cho thế hệ trẻ kế tiếp để sẵn sàng tiến vào đất hứa Canaan. Nhiều năm đã trôi qua khi thế hệ lớn tuổi nhận được luật pháp của Chúa ban cho tại núi Sinai; hầu hết đã chết trong đồng vắng chỉ trừ Giôsuê và Calép. Thế hệ trẻ kế tiếp cần phải học hỏi kinh nghiệm vâng Lời Chúa và cách tuân giữ luật pháp để có mối liên hệ tốt hơn với Chúa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Môise lúc này đã 120 tuổi, ông đã giảng cho dân sự (thê hệ mới) ba bài giảng để nhắc nhở họ vể lịch sữ lưu đài trong đồng vắng, mười điều răng Đức Chúa Trời (đoạn 5), và các luật lệ khác. Ông khuyên dân sự hãy trung tín và vâng lời Chúa trong mọi hoàn cảnh để có được một tương lai phước hạnh và thành công khi tiến vào đất hứa. Môise đã chuyển giao chức vụ lãnh đạo lại cho Giôsuê như lời Chúa dạy (đoạn 31). Môise qua đời tại núi Abôrim, trên đỉnh Nêbô xứ Môáp trong sự vinh hiển của Chúa và sự thương tiếc của 12 bộ tộc Ysơraên (32:48-34:12). {Abôrim là dãy núi phía đông (east) của sông Giôđanh (Jordan), đông bắc của biển chết (Dead Sea). Đỉnh Nêbô có lẽ đối diện với Giêricô (Jericho).
Câu gốc: Phục Truyền Luật Lệ Ký 7:9
Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, ấy là Ðức Chúa Trời, tức Ðức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài.
Đề Tài Chính:
1. Chỉ có Một Đức Chúa Trời duy nhất. 2. Vâng Lời Chúa được phước hạnh ... không vâng Lời sẽ bị trách phạt. 3. Tình yêu Chúa cách chân thật được bày tỏ qua đời sống thánh sạch và vâng Lời, và tình yêu thương với người lân cận. 4. Sự thành tín và quyền năng Chúa sẽ được bày tỏ ra trong lúc cần dùng của con dân Ngài. 5. Chúng ta cần phải dạy cho con cháu và thế hệ mai sau sự vâng "Lời Chúa", sự kính sợ Chúa, và sự trung tín thờ phượng Chúa trong lẽ thật (đoạn 6).
Mục lục:
1. Bài giảng đầu tiên của Môise: Ôn lại lịch sử Ysơraên 1:1-4:43
2. Bài giảng thứ hai của Môise: Ôn lại luật pháp 4:44-11:32
3. Cách áp dụng luật pháp 12:1-26:19
4. Bài giảng thứ ba của Môise: Phục hồi giao ước cho Ysơraên 29:1-30:20
5. Môise chuyển giao chức vụ lãnh đạo cho Giôsuê 31:1-32:43
6. Môise - lời chia tay cuối cùng và qua đời 32:44-34:12
Mục đích: Ghi lại lịch sử của dân Ysơraên chinh phục đất hứa qua sự sự lãnh đạo của Giôsuê, dưới sự hướng dẫn và giúp đở của Đức Chúa Trời.
Tác giả: Giôsuê
Ngày viết: Khoảng năm 1410-1350 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách Giôsuê ghi lại thời gian khoảng 15-26 năm chinh phục xứ Canaan. 40 năm trước, Giôsuê gần bị dân sự ném đá vì trong 12 thám tử, chỉ có ông và Calép vâng Lời Chúa đồng ý tiến vào đất hứa (Dân số 14:6-10). Sau 40 năm lưu lạc trong đồng vắng, hầu hết thế hệ trước đã qua đời, Chúa đã chọn Giôsuê để thay thế Môise, lãnh đạo dân Ysơraên tiến vào đất hứa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Tên Giôsuê (Hêbơrơ) đồng nghĩa với tên Jêsus (Creek) có nghĩa "Đức Giêhôva, Đấng Cứu Rỗi". Sách Giôsuê ghi lại lịch sử Giôsuê vâng Lời Chúa lãnh đạo dân Ysơraên tiến vào đất hứa. Dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh Chúa, Giôsuê đã lãnh đạo Ysơraên đánh chiếm gần hết xứ Canaan. Chúa đã dùng nhiều phép lạ để bảo đảm với Ysơraên Ngài luôn ở cùng họ. Nước sông Giôđan rẽ ra (3), Tường thành Giêricô sụp đổ sau khi đi dân Ysơraên bộ 13 lần trong 7 ngày quanh thành (6), Mặt trời đứng lại qua lời cầu nguyện của Giôsuê (10:12-14), ... Giôsuê và Ysơraên đã đánh bại 31 vua của Canaan (12). Sau khi chiếm gần hết xứ Canaan, Giôsuê vâng Lời Chúa chia đất cho 12 bộ tộc Ysơraên (13-22). Trước khi qua đời, Giôsuê đã hợp cả dân sự và nhắc nhở họ luôn trung tín và thờ phượng Đức Chúa Trời, và tránh bị ảnh hưởng bởi những tội lỗi và thờ thần tượng của dân vùng Canaan (23-24).
Câu gốc: Giôsuê 1:11
Hãy chạy khắp trại quân, truyền lịnh này cho dân sự rằng: Hãy sắm sẵn thực vật, vì trong ba ngày nữa các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh này, đặng đánh lấy xứ mà Giê-hô-va Ðức Chúa Trời các ngươi ban cho mình làm sản nghiệp.
Đề Tài Chính:
1. Tài sản quí giá nhất của con dân Chúa không phải là vật chất, khả năng, hay sự khôn ngoan ... nhưng là đức tin vào Chúa luôn ở cùng, hướng dẫn và ban mọi điều cần dùng. 2. Chiến thắng và thành công đến từ đức tin nơi Chúa và vâng "Lời" Ngài. 3. Tội lỗi cần phải được xưng ra, ăn năn và giải quyết cách nhanh chóng, nếu không sẽ sanh ra nhiều tai họa va lan truyền (qua nhiều thế hệ). 4. Chúa luôn thành tín với Lời Ngài Hứa. 5. Mọi sự đều có thể được (phép lạ), ... nếu chúng ta có đức tin nơi Đấng tạo ra mọi sự. 6. Con dân Chúa có trách nhiệm vâng Lời và trung tín với Giao Ước của Chúa. 7. Chúa sẽ trách phạt những xứ và cá nhân phạm tội, và chống nghịch lại Ngài.
8. "Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự (thờ phượng) Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai (các thần) mà mình muốn phục sự ... nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Ðức Giê-hô-va" (2:15). 9. "Giô-suê nói cùng dân sự rằng: Các ngươi không đủ sức phục sự Ðức Giê-hô-va, vì là Ðức Chúa Trời thánh, Ðức Chúa Trời kỵ tà, Ngài chẳng tha sự trái mạng và tội lỗi của các ngươi (24:10). Nếu các ngươi bỏ Ðức Giê-hô-va, đi hầu việc các thần ngoại bang, thì Ngài sẽ trở lòng giáng họa cho các ngươi sau khi đã làm ơn cho các ngươi (24:20). Dân sự bèn nói cùng Giô-suê rằng: Không đâu; vì chúng tôi sẽ phục sự Ðức Giê-hô-va (24:21). Vậy, Giô-suê nói cùng dân sự rằng: Các ngươi làm chứng lấy cho mình rằng chính các ngươi đã chọn Ðức Giê-hô-va để phục sự Ngài. Dân sự đáp rằng: Chúng tôi làm chứng về điều đó (24:22)".
Mục lục:
1. Ysơraên chuẩn bị chinh phục sứ Canaan 1:1-5:15
2. Chinh phục xứ Canaan 6:1-12:24
3. Chia đất Canaan cho các bộ tộc 13:1-21:45
4. Giôsua - lời chia tay và qua đời 22:1-24:33
Mục đích: Chỉ rõ Chúa sẽ đoán phạt tội lỗi. Nhưng Chúa yêu thương, nhân từ, sẵn sàng tha thứ, và hòa thuận lại với những ai biết ăn năn.
Tác giả: Vô danh, có thể Samuên
Ngày viết: Khoảng năm 1043-1004 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách Các Quan Xét ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian 350 năm, từ lúc Giôsuê qua đời đến khi Samuên sanh ra. Lúc này chưa có chính quyền chung cho một quốc gia, các bộ tộc Ysơraên qua sự lãnh đạo của các quan xét để giải quyết những vấn đề quan trọng hoặc khi có chiến tranh. Nhiều quan xét cũng là tiên tri của Chúa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Vì Ysơraên chưa chinh phục hết đất hứa, nên khi sống chung với những người bản xứ và các nước lân ban, dân sự bắt đầu hòa đồng với những tội lỗi vi phạm luật pháp Chúa. Vấn đề bội đạo, ăn năn, và được giải cứu là một chu kỳ lập đi lập lại 7 lần trong sách Các Quan xét để chỉ rõ tình yêu thương, sự kiên nhẫn, chăm sóc, tha thứ, và công bình của Chúa cho con dân Ngài. Có 3 quan xét nổi bật được ghi chi tiết trong sách là: Đêbôra (Deborah) (4); Ghêđêôn (Gideon) (6-8); và Samsôn (Samson) (13-16).
Câu gốc: Các Quan Xét 17:6
Trong lúc đó, không có vua nơi Y-sơ-ra-ên, mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải.
Đề Tài Chính:
1. Tội lỗi lúc nào cũng có cái giá phải trả như: bị phán xét, tai họa, bất hòa, chiến tranh, ... và xa cách Chúa. 2. Con dân Chúa lúc nào cũng cần có lãnh đạo trong mọi thời đại. Ngày nay Chúa Jêsus Christ là lãnh đạo tối cao của Cơ Đốc nhân, và Lời Ngài (Kinh Thánh) là tình yêu, sự tự do, và luật pháp. 3. Nếu không có lãnh đạo trung tín và yêu mến Chúa, con dân Chúa sẽ bị ảnh hưởng xấu của hoàn cảnh, hoặc bị sai lầm, phạm tội qua sự hướng dẫn của những người không trung tín với Chúa. 4. Chúa luôn luôn yêu thương và tha thứ khi chúng ta thật lòng ăn năn, xưng tội, và biết vâng Lời Ngài. 5. Lẽ phải và những điều tốt trong mắt chúng ta không có nghĩa là đúng theo luật pháp hay Ý Chúa, cần phải cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh để được Đức Thánh Linh hướng dẫn và biết rõ sự khác biệt.
Mục lục:
1. Ysơraên thất bại chinh phục hoàn toàn xứ Canaan 1:1-3:6
2. Chu kỳ của sự bỏ đạo và được giải cứu 3:7-16:31
3. Ysơraên sa vào thờ hình tượng, tội lỗi và nội chiến 17:1-21:25
Mục đích: Truyện về ba nhân vật trung tín với Chúa dầu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và xã hội chung quanh có nhiều tội lỗi.
Tác giả: Vô danh, có thể Samuên
Ngày viết: Khoảng năm 1011-930 (B.C.).
Bối Cảnh:
Truyện Rutơ xảy ra trong khoảng thời gian 12 năm trong thời Các Quan Xét. Truyện bắt đầu trong xứ Môáp, phía tây bắc của Biển Chết, sau đó dời về Bếtlêhem.
Những Điểm Đặc Biệt:
Hạn hán khiến gia đình Êlimêléc, vợ là Naômi, và hai con trai phải dời từ Bếtlêhem qua xứ Môáp. Sau khi Êlimêléc chết, hai con của Naômi lấy vợ người Môáp là Ọtba và Rutơ. Sau đó, hai con trai của Naômi cũng qua đời, chỉ còn lại Naômi và hai con dâu. Ọtba trở về quê mình, nhưng Rutơ nhất định theo Naômi trên đường trở về Bếtlêhem. Đây là một câu truyện thật cảm động của nàng dâu hiếu thảo Rutơ đối với mẹ chồng Naômi, "Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Ðức Chúa Trời của mẹ, tức là Ðức Chúa Trời của tôi" (1:16). Chúa đã ban phước cho Rutơ lấy được một người bà con bên chồng giàu có tên là Bôô, và sanh ra Ôbét, là ông nội của Đavít. Truyện Rutơ chứng tỏ Đức Chúa Trời yêu thương và Ngài không phân biệt khi ban phước cho Rutơ là người ngoại ban Môáp, và chọn nàng làm dòng dõi vua Đavít và Chúa Jêsus sau này.
Câu gốc: Rutơ 1:16
Ru-tơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Ðức Chúa Trời của mẹ, tức là Ðức Chúa Trời của tôi.
Đề Tài Chính:
1. Tình yêu thương chân thật đối khi đòi hỏi sự hy sinh cao cả trong sự chọn lựa. 2. Bất kể hoàn cảnh như thế nào, mỗi Cơ Đốc nhân đều có thể sống theo chương trình của Chúa. 3, Chúa sẻ ban phước cho những ai trung tín sống trong tình yêu thương, hiếu thảo, biết hy sinh và vâng Lời Chúa. 4. Chúa sẽ thương xót cho những ai biết thương xót cho người khác.
Mục lục:
1. Rutơ quyết định đi theo Naômi (mẹ chồng) 1:1-1:22
2. Rutơ chăm sóc cho Naômi và gặp Bôô 2:1-2:23
3. Rutơ theo kế của Naômi để được Bôô cứu 3:1-3:18
4. Bôô làm lễ cưới với Rutơ 4:1-4:12
5. Dòng dõi tổ tiên vua Đavít 4:13-4:22
Mục đích: Truyện về cuộc đời của Samuên, quan xét cuối cùng của Ysơraên. Sự thành công và thất bại của Saulơ, vua đầu tiên của Ysơraên. Sự chọn lựa và chuẩn bị cho Đavít, con yêu dấu của Chúa, Vua vinh hiển của Ysơraên.
Tác giả: Vô danh, có thể Samuên, Gát hoặc Nathan
Ngày viết: Khoảng năm 1050-931 (B.C.). Hoàng tất khoảng năm 930-722 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách 1 Samuên ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian 94 năm, từ lúc Samuên sanh ra cho đến khi vua Saulơ qua đời. Sách mang tên Samuên vì ông là nhân vật chính trong phần đầu của sách, và Chúa cũng sai ông xức dầu cho vua Saulơ và vua Đavít, hai nhân vật chính của phần sau. Sách 1 Samuên tiếp theo câu truyện Các Quan Xét. Sách bắt đầu khi thầy tế lễ - quan xét Êli và dân Ysơraên đang bị dân Philitin ức hiếp. Sách 1 và 2 Samuên chỉ là một sách trong phiên bản Hêbơrơ, câu truyện liên tục quanh ba nhân vật chính là tiên tri Samuên và hai vua Saulơ và Đavít.
Những Điểm Đặc Biệt:
Dân Ysơraên, phàn nàn và muốn được có vua cai trị như những nước lân ban; họ không còn muốn có các quan xét do Chúa chọn. 1 Samuên là truyện về quan xét cuối cùng và tiên tri đầu tiên là Samuên, vua đầu tiên là Saulơ, và những năm đầu tiên của vua được Chúa xức dầu là Đavít. Sau thời gian gian đầu được ơn phước Chúa, vua Saulơ trở nên kiêu ngạo, không vâng lời, và mất đi niềm tin và lòng kính yêu Chúa lúc ban đầu, nên Chúa từ bỏ ông và chọn thanh niên trẻ là Đavít. Đavít bắt đầu chức vụ khi được Samuên xức dầu khi còn là một cậu bé chăn chiên (16). Chúa đã tạo cơ hội cho Đavít được nổi tiếng khi giết chết dũng sĩ số một của Philitin là Gôliát bằng viêng đá nhỏ bắng bằng ná (17). Đavít và Giônathan, con vua Saulơ, trở thành bạn thân và yêu mến nhau (18). Chúa chọn Đavít lên làm vua thay thế Saulơ nhưng ông phải chốn vào đồng vắng để tránh sự ganh tị và giận dữ của Saulơ. Đavít cùng những người trung tín, phải sống cuộc đời lưu vong cho đến khi Saulơ và các con bị giết chết trong trận chiến tại núi Ghinhbôa (31). Đavít được lên ngôi vua và xứ Ysơraên bắt đầu một triều đại vàng son với thành công và danh tiếng.
Câu gốc: 1 Samuên 8:7,9
7 Ðức Giê-hô-va phán cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy nghe theo mọi lời dân sự nói cùng ngươi; ấy chẳng phải chúng nó từ chối ngươi đâu, bèn là từ chối Ta đó, hầu cho Ta chẳng cai trị chúng nó nữa. 9 Vậy bây giờ, hãy nghe theo lời chúng nó, song chớ quên báo cáo cho chúng nó cách nghiêm trang và tỏ ra cho biết vua cai trị chúng nó đó sẽ đãi chúng nó ra làm sao.
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời lớn hơn tất cả những nan đề mà chúng ta đang đối diện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 2. Với đức tin và tình yêu thương, Chúa sẽ giúp chúng ta kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh và hành động theo như chương trình của Ngài. 3. Đôi khi chính những người được Chúa xức dầu và con cái Chúa cũng thất bại và phạm tội. 4. Bất cứ tội lỗi và sự thất bại nào cũng có thể được Chúa tha thứ và giúp thay đổi để thành công ... nếu bắt đầu lại bằng sự xưng tội, ăn năn, và vâng Lời Chúa. 5. Tội lỗi và không biết ăn năn, sẽ khiến Chúa đem những ơn phước đã ban cho người đó và giao lại cho người khác, như trường hợp Saulơ và Đavít. 6. Người lãnh đạo thuộc linh tối cáo của Cơ Đốc nhân phải là Chúa, không phải là người ta. 7. "Sự vâng Lời Chúa tốt hơn của tế lễ" (15:22) 8. Mơ ước của con cái Chúa là được Chúa yêu thương giống như vua Đavít, "người trong tim của Chúa" (13:14).
Mục lục:
1. Êli hầu việc Chúa qua chức vụ thầy tế lễ và quan xét 1:1-4:22
2. Mục vụ của Samuên, quan xét cuối cùng của Ysơraên 5:1-7:17
3. Mục vụ của Saulơ, vua đầu tiên của Ysơraên 8:1-15:35
4. Chúa sai Samuên sức dầu cho Đavít 16:1-16:13
4. Đavít và vua Saulơ 16:14-27:12
5. Sự suy đồi và chết của vua Saulơ 28:1-31:13
Mục đích: 1. Ghi lại lịch sử của triều đại Vua Đavít. 2. Sự lãnh đạo thành công dưới sự tuân phục và hướng dẫn của Chúa. 3. Dầu chỉ qua một người (lãnh đạo) trung tín với Chúa cũng có thể thay đổi lịch sử. 4. Những cá tánh đẹp lòng Chúa. 5. Diễn tả Vua Đavít là một lãnh đạo của một quốc gia không toàn thiện, nhưng được chọn để làm hình bóng cho Đấng Christ - Vua muôn vua, Chúa muôn Chúa, sẻ lãnh đạo thế giới tới một Vương Quốc toàn thiện, nước Thiên Đàng.
Tác giả: Vô danh, có thể Gát hoặc Nathan
Ngày viết: Khoảng năm 1010-930 (B.C.). Hoàng tất khoảng năm 930-722 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách 2 Samuên ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian 40 năm cai trị của vua Đavít. Lúc này tiên tri Samuên đã qua đời. Vua Saulơ và các con cũng qua đời (Saulơ làm vua khoảng 40 năm). Đavít bắt đầu lên ngôi vua và trị vì trong suốt 40 năm tại Hếprôn (7 năm) và Jêrusalem (33 năm).
Những Điểm Đặc Biệt:
Cuộc đời trị vị của vua Đavít là đề tài chính trong 2 Samuên. Trước tiên Đavít làm vua xứ Giuđa trong 7 năm. Sau đó, Đavít thống nhất đất nước Ysơraên và trị vì thêm 33 năm. Đavít đã đánh chiếm Giêrusalem (5) và dời kinh đô và Hòm Giao Ước từ Hếprôn về Giêrusalem, từ đó thành Giêrusalem còn có tên là "thành Đavít". Đavít muốn xây đền thờ cho Đức Chúa Trời, nhưng tiên tri Nathan thông báo Ý Chúa muốn con kế vị của Đavít (Salômôn) sẽ xây đền thờ (7). Đavít được Chúa ban phước và thắng trận khắp nơi, mở mang bờ cỏi và danh tiếng của Ysơraên khắp các nước lân bang. Nhưng trên đỉnh danh vọng, Đavít đã phạm lỗi lầm, phạm tội tà dâm với Bátsêba, và âm mưu giết chồng bà là Uri, một vị tướng của Đavít (11). Chúa đã sai tiên tri Nathan đến phán xét tội lỗi của Đavít, ông đã ăn năn và được phục hồi ơn phước, và Salômôn được sanh ra, và được Chúa yêu (12). Nhưng tội lỗi đã lan truyền và đem đến tai họa cho gia đình Đavít và đất nước. Con của Đavít tàn hại lẫn nhau, và Ápsalôn đã làm phản gây nên nội chiến, và làm xấu hổ cho Đavít (13-18). Sau đó mọi sự được ổn định, nhưng sự tự tin của Đavít trước mặt Chúa và danh vọng của ông bị tổn thương. Đức Chúa Trời đau lòng khi phải trách phạt cả dân sự chỉ vì tội của Đavít (kiểm tra dân số mà không hỏi Ý Chúa), nhưng Ngài cho Đavít được chọn hình phạt (24). Chúa vẫn tiếp tục yêu thương và ban phước cho Đavít và có lời tiên tri từ dòng dõi ông sẽ sanh ra một Đấng Cứu Thế - Chúa Jêsus Christ.
Câu gốc: 2 Samuên 5:12
Bấy giờ, Ða-vít nhìn biết rằng Ðức Giê-hô-va đã lập mình làm vua trên Y-sơ-ra-ên, và khiến nước mình được thạnh vượng vì cớ dân Y-sơ-ra-ên của Ngài.
Đề Tài Chính:
1. Chúa có thể làm những việc vĩ đại qua những người bình thường Ngài đã chọn. 2. Đức tin thật phải luôn đưọc đặt vào Chúa, không phải vào con người. 3. Dầu đã ăn năn và được tha thứ, đôi khi chúng ta vẫn phải trả giá cho tội lỗi. 4. Chúa luôn sẵn sàng tha thứ và sử dụng những người biết ăn năn và luôn đặt đức tin nơi Ngài. 5. Không có tội lỗi nào quá lớn mà Chúa không thể tha thứ được nếu người phạm tội thật lòng ăn năn, hối cải, và trở về với Chúa. 6. Sự vâng Lời Chúa đem đến thành công và chiến thắng ... sự không vâng Lời đem đến thất bại và thua trận. 7. Những người lãnh đạo cho Chúa yêu thương, trung tín sẽ đem đến thành công và ơn phước ... không trung tín, phạm tội sẽ đem đến thất bại và tai họa.
Mục lục:
1. Đavít làm vua xứ Giuđa 1:1-4:12
2. Đavít làm vua cả xứ Ysơraên 5:1-10:19
3. Đavít phạm tội 11:1-11:27
4. Tai họa và sự trách phạt cho nhà Đavít 12:1-18:33
5. Đavit được phục hồi ngôi vị 19:1-20:26
6. Lời bình luận cuối đời vua Đavít 21:1-24:25
Mục đích: Ghi lại cuộc đời thành công và phước hạnh cho các vua và những người trung tín với Chúa, ngược lại là sự thất bại và trách phạt cho những ai bất trung với Chúa qua suốt lịch sử của dất nước chia đôi: Ysơraên (bắc) và Giuđa (nam).
Tác giả: Vô danh, có thể Giêrêmi
Ngày viết: Khoảng năm 640-550 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách 1 Các Vua ghi lại lịch sử của các vua Giuđa và Ysơraên trong khoảng thời gian 130 năm, từ khi Salômôn lên làm vua cho đến khi Aháp qua đời. Sách 1 Các Vua bắt đầu bằng sự tranh dành ngôi Vua, nhưng Đavít đã chọn Salômôn theo Ý Chúa trước khi ông qua đời. Câu truyện bắt đầu bằng một đất nước hiệp nhất, và kết thúc bằng đất nước chia hai (Giuđa và Ysơraên). Hai sách 1 và 2 Samuên chỉ là một sách trong Kinh Thánh Hêbơrơ.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách 1 Các Vua ghi lại lịch sử trị vị thông sáng của vua Salômôn trong sự thành công, hòa bình, danh tiếng. Chúa đã ban phước cho vua Salômôn với sự thông sáng và giàu có (3), để ông trị nước và xây đền thờ cho Chúa (5-6). Hòm Giao Ước (the Ark of Covernant) đã được đem đặt vào nơi chí thánh của đền thờ (8). Đến thờ được xây cất xong trong thời gian vàng son và danh tiếng nhất của vua Salômôn và xứ Ysơraên. Trên đỉnh danh vọng, vua Salômôn đã kiêu ngạo và cưới nhiều vợ ngoại bang, không vâng Lời Chúa, vua có 700 vợ, 300 cung phi; họ đã làm vua không trung tín với Chúa (11:3). Khi vua đã già và yêu chiều vợ nên vua cúng bái và xây cất đền thờ cho các thần tưọng, phạm tội với Chúa (11), nên sau khi Salômôn qua đời đất nước đã bị chia đôi. Phía bắc là xứ Ysơraên do Rôbôam làm vua tại Samari với 10 bộ tộc. Phía nam là xứ Giuđa do Giêrôbôam làm vua tại Giêrusalem với 2 bộ tộc (Giuđa và Bêngiamin). Đất nước bị chia đôi đến 300 năm. Cuối sách là truyện của tiên tri Êli với nhiều phép lạ để cảnh tỉnh các vua trở về với Chúa (17-21). Tiên tri Êli một mình thách đố các tiên tri Baanh tại núi Cạtmên và tiêu diệt họ (18). Tiên tri Êli bị hoàng hậu Giêsabên, vợ vua tàn ác Aháp, hâm dọa giết (19). Tiên tri Êli xức dầu cho tiên tri Êlisê (19:19-21). Êli nói tiên tri Chúa sẽ tiêu diệt dòng họ vua Aháp (21), vì vua làm những việc ác trước mặt Chúa (21:20). Vua Aháp ăn năn, nên Chúa không gián họa trên đời ông, nhưng con cháu ông sẽ bị tai họa (21:27-29).
Câu gốc: 1 Các Vua 9:4-5
4 Còn ngươi (Salômôn), nếu ngươi đi trước mặt Ta, như Ða-vít, cha ngươi, đã đi, lấy lòng trọn lành và ngay thẳng mà làm theo các điều Ta đã phán dặn ngươi, giữ những luật lệ và mạng lịnh của Ta, 5 bấy giờ Ta sẽ làm cho ngôi nước ngươi kiên cố đến đời đời trên Y-sơ-ra-ên, y như Ta đã hứa cùng Ða-vít, cha ngươi, mà rằng: Ngươi sẽ chẳng hề thiếu kẻ hậu tự ngươi ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên
Đề Tài Chính:
1. Chúa đã dùng các bài học lịch sử trong Kinh Thánh để dạy về những cuộc đời trung tín sẽ được ơn phước, bất trung sẽ bị trách phạt. 2. Lãnh đạo của Chúa phải trung tín và vâng Lời Ngài và làm gương cho những người hầu việc Chúa khác. 3. Chúa quan tâm đến sự thông sáng trong sự vâng Lời Chúa hơn là những điều thiện và thành công do sự khôn ngoan của con người. 4. Sự kiên trì trung tín trong đời sống cá nhân, trong gia đình Chúa và giữa bạn bè sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho công việc Chúa và ơn phước Ngài ban.
Mục lục:
1. Salômôn làm vua 1:1-11:43
2. Sự chia rẽ giữa Rôbôam và Giêrôbôam 12:1-14:31
3. Các vua xứ Giuđa (nam) 15:1-15:24
4. Các vua xứ Ysơraên (bắc) 15:25-16:34
5. Tiên tri Êli và vua Aháp 17:1-22:53
Mục đích: Chỉ rõ số phận dành cho những ai không yêu thương trung tín với Chúa, và từ chối sự lãnh đạo và hướng dẫn của Ngài (qua các tiên tri, người hầu việc Chúa, Kinh Thánh, ...).
Tác giả: Vô danh, có thể Giêrêmi
Ngày viết: Khoảng năm 640-550 (B.C.)
Bối Cảnh:
Ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian 293 năm, từ lúc Êlisê làm tiên tri cho đến khi xứ Giuđa bị chiếm đóng. Sách 2 Các Vua tiếp tục câu truyện của các vua xứ Ysơraên và Giuđa, cho đến khi cả hai nước đều thất bại và dân sự bị bắt làm phu tù.
Những Điểm Đặc Biệt:
2 Các Vua nói lên sự sụp đổ về thuộc linh của cả hai xứ Giuđa và Ysơraên. Chúa đã sai tiên tri đến kêu gọi vua và dân sự ăn năn đền tránh sự phán xét của Chúa, nhưng họ không ăn năn và hối cải. Xứ Ysơraên liên tục có những vua tàn ác trước mặt Chúa. Xứ Giuđa có vài vị vua biết kính sợ và trung tín với Chúa, nhưng phần đông các vua đều bất trung với Chúa và làm việc xấu. Vài vua trung tín với Chúa, cùng với tiên tri Êlisê, và các tiên tri khác không thể ngăn cản được tội lỗi làm cho đất nước ngày càng suy yếu và bị ngoại ban xâm chiếm. Xứ Ysơraên phía bắc bị dân Asiri xâm chiếm (17). Khoảng 136 năm sau, xứ Giuđa phía nam bị dân Babylôn xâm chiếm (25). Dầu đất nước bị xâm chiếm và phần đông dân sự bị bắt làm phu tù qua các xứ ngoại bang, Chúa vẫn trung tín với Lời Ngài hứa chăm sóc cho dân sự cho đến khi họ được phép trở về lại quê hương.
Câu gốc: 2 Các Vua 17:13-14
13 Song Ðức Giê-hô-va cậy miệng các đấng tiên tri và những kẻ tiên kiến mà khuyên Y-sơ-ra-ên và Giu-đa rằng: Khá từ bỏ đường ác của các ngươi, hãy gìn giữ điều răn và luật lệ Ta, tùy theo các mạng lịnh Ta cậy những tiên tri, là tôi tớ Ta, mà truyền cho tổ phụ các ngươi. 14 Nhưng chúng không muốn nghe, cứng cổ mình, y như các tổ phụ của chúng không có lòng tin Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của họ.
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời thánh thiện nên Ngài ghớm ghê tội lỗi, và lịch sử cho thấy Ngài sẽ không để cho tội lỗi cứ tiếp tục mãi mãi. 2. Đôi khi Chúa dùng dân ngoại để trách phạt dân sự Chúa. 3. Chúa quá yêu con dân Ngài nên Ngài phải trách phạt. 4. Chúa sẽ thông báo trước sự trách phạt qua nhiều người và nhiều hình thức khác nhau để chúng ta có thời giờ ăn năn tội. 5. Điều chắc chắn và đảm bảo là Chúa sẽ yêu thương và không bao giờ rời bỏ những người thật lòng tin Chúa, và Ngài sẽ tìm mọi cách để giúp đở, nhắc nhở, và tạo cơ hội cho chúng ta ăn năn, quay về với Ngài. 6. Sau khi truyền chức lại cho Êlisê, tiên tri Êli được Chúa cất lên trời bằng xe ngựa lửa mà không phải qua sự chết (2). 7. Tiên tri Êlisê làm nhiều phép lạ hơn Êli (2-8).
Mục lục:
1. Tiên tri Êli truyền chức vụ lại cho Êlisê 1:1-8:15
2. Ysơraên suy đồi và thất bại 8:16-17:6
3. Ysơraên bị lưu đài tại xứ Asari vì tội lỗi 17:7-17:41
4. Giuđa được tồn tại 136 năm 18:1-23:30
5. Giuđa bị lưu đài tại Babylôn 23:31-25:30
Mục đích: Để đoàn kết dân sự Chúa (qua vua Đavít và Solomôn). Chúa chọn vua Đavít và dòng dõi người. Sự thờ thượng Chúa trong lẽ thật phải là trọng tâm của mỗi con dân Chúa và quốc gia.
Tác giả: Vô danh, có thể Êxơra
Ngày viết: Khoảng năm 450-400 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách 1 Sử Ký, Đoạn 1-9 ghi lại dòng dõi từ Ađam đến Đavít. Đoạn 10-29 ghil lại lịch sử triều đại vua Đavít trong khoảng thời gian 33-40 năm. Tuy rằng có cùng chung một câu truyện lịch sử, nhưng sách Sử Ký có cái nhìn dưới góc cạnh khác với sách Samuên và Các Vua . Thay vì ghi lại lịch sử với cái nhìn trên những lời tiên tri, đạo đức và chính trị, ... sách Sử Ký ghi lại dưới cái nhìn của các thầy tế lễ về phương diện tôn giáo.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách 1 Sử ký từ đoạn 10-29, ghi lại những thành quả của vua Đavít trong đức tin, và sự vâng lời Chúa của ông để lãnh đạo đất nước. Những khó khăn, thất bại, và tội lỗi của Đavít và dân sự không phải là vấn đề quan trọng trong sách Sử ký, nhưng Lời Giao Ước giữa Chúa và con dân Ngài mới là đề tài chính. Đoạn cuối 28-29, Đavít đã chuẩn bị sẵn sàng mọi sự và bàn giao lại cho Salômôn để ông có thể dễ dàng xây đền thờ cho Đức Chúa Trời, sau đó Đavít qua đời.
Câu gốc: 1 Sử Ký 14:2
Ða-vít nhìn biết rằng Ðức Giê-hô-va đã vững lập mình làm vua trên Y-sơ-ra-ên; vì cớ dân Y-sơ-ra-ên của Ngài, nước người được hưng vượng thêm.
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời luôn thành tín với những Lời Hứa và Giao Ước của Ngài, và không bao giờ từ bỏ con cái Ngài. 2. Con dân Chúa cần phải trung tín với Lời Giao Ước và vâng theo Lời Chúa. 3. Để làm những việc lớn cho Chúa ... chúng ta cần có tình yêu và đức tin vững chắc nơi Chúa. 4. Mặc dầu phần đông con dân Chúa không hiểu và không thấy rõ chương trình của Chúa ... nhưng đức tin cho chúng ta biết Chúa luôn luôn hiện diện và thực hiện mục đích của Ngài cho cuộc đời chúng ta. 5. Nhiều lúc con người, đất nước và mọi sự đều thất bại ... nhưng Đức Chúa Trời không bao giờ thất bại. 6. Hãy luôn quí trọng đức tin và những điều dạy dỗ của Chúa qua Kinh Thánh, qua Lịch sử, và qua những đầy tớ Chúa và Hội thánh Ngài. 7. Chúa yêu những người trung tín và vâng lời ... nhưng Ngài trách phạt những ai bất trung.
Mục lục:
1. Dòng dõi (gia phả) từ Ađam đến Đavít 1:1-9:44
2. Sức dầu cho Đavít làm vua xứ Ysơraên 10:1-12:40
3. Dời Hòm Giao Ước về Giêrusalem 13:1-17:27
4. Các chiến thắng của vua Đavít 18:1-20:8
5. Kiêm tra dân số xứ Ysơraên 21:1-27:34
6. Sơ đồ xây dựng đền thờ 28:1-29:9
7. Lời cuối và ca ngợi Chúa của Đavít. 29:10-29:25
8. Vua Đavít qua đời 29:26-29:30
Mục đích: Sự đoàn kết quốc gia qua sự thờ phượng Chúa trong lẽ thật là trọng tâm. Tiêu chuẩn ban phước và phán xét của Chúa cho những vua lãnh đạo xứ Giuđa. Các vua biết vâng phục Chúa sẽ được phước cho chính mình, gia đình, và quốc gia được phục hưng, các vua phạm tội và chống Chúa sẻ đem họa đến cho chính họ, gia đình, và quốc gia.
Tác giả: Vô danh, có thể Êxơra
Ngày viết: Khoảng năm 450-400 (B.C.)
Bối Cảnh:
Ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian 430-440 năm, từ lúc vua Salômôn trị vì cho đến khi xứ Giuđa bị xâm chiếm và dân sự bị bắt làm phu tù tại Babylôn. sách Sử Ký ghi lại cái nhìn của thầy tế lể về phương diện lịch sử tôn giáo hơn là các phương diện khác.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách 2 Sử Ký ghi lại lịch sử của xứ Giuđa phía nam, từ đời vua Salômôn đến khi bị lưu đài tại Babylôn. Sự thất bại về thuộc linh của Giuda là điều đáng buốn, nhưng làm nổi bật vấn đề quan trọng là cần có sự phục hưng thuôc linh cho đất nước, từ vua cho đến dân. Sách không ghi rõ các chi tiếc thất bại của các vua tốt hay xấu, nhưng chú ý nhiều đến niềm hy vọng và những điều tích cực. Xứ Ysơraên ít được nhắc đến vì họ không công nhận đền thờ tại Giêrusalem và thờ phượng cách sai trái. 2 Sử Ký kết thúc với sự hủy diệt tại Giêrusalem và đền thờ (36:15-21).
Câu gốc: 2 Sử Ký 7:14
Và nhược bằng dân sự Ta, là dân gọi bằng danh Ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt Ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì Ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ.
Đề Tài Chính:
1. Vâng Lời Chúa sẽ thành công, ... không vâng Lời sẽ thất bại. 2. Các vua và lãnh đạo đất nước, là hình ảnh trước mặt Chúa cho cả dân sự và đất nước. 3. Không có chương trình xây dựng nào có giá trị nếu không có sự đồng ý và giúp sức của Chúa. 4. Đức Chúa Trời chán ghét tội lỗi và Ngài sẽ không bao giờ chấp nhận những ai thường xuyên phạm tội và không ăn năn. 5. Những cố gắng cá nhân do sức con người sẽ không đẹp lòng Chúa nếu không theo Ý Chúa. 6. Chúa có lời hứa sẽ tha thứ và phục hồi cho những ai biết hạ mình xuống, cầu nguyện, và ăn năn tội (7:14).
Mục lục:
1. Salômôn làm vua 1:1-1:17
2. Salômôn xây Đền Thờ cho Chúa 2:1-7:22
3. Cuối đời trị vì của vua Salômôn 8:1-9:31
4. Các vua Giuđa 10:1-36:14
5. Sự thất bại của Giêrusalem 36:15-36:21
6. Vua Siru được Chúa cảm động muốn xây lại Đền Thờ tại Giêrusalem 36:22-36:23
Mục đích: Sự trung tín của Đức Chúa Trời trong Lời giao Ước hồi phục dân sự Ngài trở về đất hứa.
Tác giả: Êxơra
Ngày viết: Khoảng năm 457-444 (B.C.)
Bối Cảnh:
Ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian khoảng 81 năm. Sách Êxơra tiếp nối câu truyện kết thúc của 2 Sử Ký, vua Siru xứ Pherơsơ (Persia) được Chúa cảm động ra chiếu chỉ cho phép dân Giuđa trở về để xây lại đền thờ tại Giêrusalem, sau 70 năm bị lưu đài. Có khoảng 3 triệu dân Ysơraên được giải cứu khỏi Êdíptô ngày xưa, nhưng chỉ có khoảng 50,000 người bằng lòng trở về Giêrusalem. Họ phải di chuyển khoảng 900 dặm (1450 cây số) từ Babylôn đến Giêrusalem.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sau khi được chiếu chỉ của vua Siru xứ Pherơsơ, Xôrôbabên lãnh đạo dân sự trở về lần thứ nhất để xây dựng lại Giêrusalem và đền thờ, đã bị phá hủy bởi vua Nêbucátnếtsa xứ Babylôn 70 năm trước. Công việc xây dựng bị ngưng trệ nhiều lần bởi thiếu vật liệu và phương tiện, và sự chống đối của dân ngoại. Sự nản lòng và thất vọng đã làm ngưng công việc cho đến khi Chúa sai tiên tri Aghê (Haggai) và Xachari (Zechariah) đến để khuyến khích dân sự, sau đó mọi người hăng hái trở lại và đền thờ đã được xây dựng. Vài năm sau, Êxơra đã lãnh đạo đợt di dân bị lưu đài (các thầy tế lễ) trở về Giêrusalem lần thứ hai. Êxơra đã được sự hướng dẫn và giúp đở của Chúa và thành công trong các mục vụ phục hồi dân sự. Ông đã dạy Lời Chúa cho dân sự, đặt nền tản cho sự phục hưng thuộc linh và thờ phượng Chúa tại Giêrusalem, ...
Câu gốc: Êxơra 6:21-22
21 Những người Y-sơ-ra-ên đã bị bắt làm phu tù được về, bèn ăn lễ Vượt qua, luôn với những người đã tự chia rẽ ra sự ô uế của các dân tộc trong xứ, đến theo dân Y-sơ-ra-ên, đặng tìm kiếm Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. 22 Trong bảy ngày chúng giữ lễ bánh không men cách vui vẻ; vì Ðức Giê-hô-va đã làm cho lòng chúng được khoái lạc, và có cảm động lòng vua A-si-ri đoái xem chúng, đặng giúp đỡ trong cuộc xây cất đền của Ðức Chúa Trời, tức là Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời quyền năng luôn chăm sóc, lắng nghe, và bảo vệ con cái Ngài. 2. Chúa luôn trung tín trong Lời Ngài hứa. 3. Khi Chúa trách phạt vì tội lỗi, Ngài luôn bày tỏ tình yêu thương và chỉ cho con đường quay trở về. 4. Để đáp lại tình yêu thương không thay đổi của Chúa, chúng ta phải trung tín vâng Lời Ngài. 5. Không có khó khăn và nan đề gì có thể là cản trở được chương trình đã định sẵn của Đức Chúa Trời. 6. Mục đích của cuộc đời chúng ta cần phải đi đôi với giá trị thuộc linh và chương trình cứu rỗi của Chúa. 7. Sự đau buồn của quá khứ sẽ giúp cho sự thành công của tương lai nếu chúng ta biết vâng lời Chúa.
Mục lục:
1. Dân Giuđa bị lưu đài được phép trở về Giêrusalem 1:1-2:70
2. Xây lại đền thờ Đức Chúa Trời 3:1-6:22
3. Exơra đến Giêrusalem để phục hồi dân sự 7:1-10:44
Mục đích: Nêhêmi là sách lịch sử cuối cùng của Cựu Ước, ghi lại lịch sử hồi hương lần thứ ba của dân sự Chúa vể đất hứa. Xây dựng lại bức tường của Đền Thờ, và phục hồi đức tin nơi Đức Chúa Trời.
Tác giả: Nêhêmi
Ngày viết: Khoảng năm 445-420 (B.C.)
Bối Cảnh:
Ghi lại lịch sử trong khoảng thời gian 12-25 năm. Sách Nêhêmi bắt đầu khoảng 12 năm sau khi Êxơra làm cuộc phục hưng tại Giêrusalem. Nêhêmi đang làm quan cho vua Ạttaxétsơ xứ Pherơsơ (Persia), thì được tin từ Giêrusalem, dân sự lại phạm tội cả về mặt xã hội lẫn tâm linh. Nêhêmi rất đau buồn, ông khóc với Chúa và kiên ăn cầu nguyện luôn mấy ngày liên tiếp. Vua Ạttaxétsơ được Chúa cảm động nên cho phép Nêhêmi trở về Giêrusalem để phục hồi dân sự trở lại với Chúa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Được phép vua Ạttaxétsơ cho phép trở về Giêrusalem, Nêhêmi đã phục hồi dân sự, vượt qua nhiều khó khăn và chống đối, cuối cùng dưới sự lãnh đạo của Nêhemi, dân sự đã xây lại bức tường thành Giêrusalem trong sáu tháng. Ông được làm quan tổng trấn xứ Giuđê (Judea) trong 13 năm. Nêhêmi trong chức vụ tiên tri đã làm nhiều cuộc cải cách và phục hưng, ông đã liên tục kêu gọi và khuyến khích dân sự hãy ăn năn trở về với Chúa.
Câu gốc: Nêhêmi 6:15-16
15 Vậy, ngày hai mươi lăm tháng Ê-lun, vách thành sửa xong, hết năm mươi hai ngày. 16 Khi những thù nghịch chúng tôi hay được điều đó, thì các dân tộc chung quanh chúng tôi đều sợ hãi và lấy làm ngã lòng; vì chúng nó nhìn biết rằng công việc này thành được bởi Ðức Chúa Trời của chúng tôi.
Đề Tài Chính:
1. Người thuộc về Chúa phải có lòng thương xót cho những người khác, nhất là những người bị áp bức, bị tổn thương về thể xác lẫn tâm linh, hay đang sống trong tội lỗi. 2. Với tấm lòng thương xót, hãy cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn cách giúp đở người khác. 3. Khi được Chúa kêu gọi, đôi khi chúng ta cần phải từ bỏ cuộc sống tiện nghi để hầu việc Chúa cách tốt đẹp hơn để phục vụ những người khác. 4. Chúng ta cần cầu nguyện và xét kỹ đức tin, mục đích và động cơ khi được kêu gọi hầu việc Chúa, phục vụ người khác. 5. Khi chúng ta sống trong đức tin và thuận phục theo Ý Chúa, nhiều người ngoại cũng sẽ nhìn thấy công việc tốt lành Chúa đang làm qua chúng ta, và danh Chúa sẽ được vinh hiển.
Mục lục:
1. Nêhemi xây dựng lại tường thành Giêrusalem 1:1-6:19
2. Êxơra nhắc lại luật pháp Chúa cho dân sự 7:1-10:39
3. Sự cải cách và tuân giữ luật pháp 11:1-13:31
Mục đích: Diễn tả sự siêu việt của Đức Chúa Trời và tình yêu thương chăm sóc của Ngài cho dân Giuđa, đang lưu lạc nơi xứ người (xứ Pherơsơ - Persian). {Êxơtê (Esther) và Rutơ (Ruth) là hai sách duy nhất trong Kinh Thánh với nhân vật chính là phụ nữ được Chúa dùng.}
Tác giả: Vô danh
Ngày viết: Khoảng năm 485-435 (B.C.)
Bối Cảnh:
Ghi lại thời gian khoảng 10 năm, giữa giai đoạn lịch sử dân sự trở về Giêrusalem lần thứ nhất (Xôrôbabên) và trở về lần thứ hai (Êxơra). Sau 70 năm lưu đài, khoảng 50,000 người Giuđa trở về Giêrusalem, nhưng phần đông dân sự vẫn ở lại các xứ lưu vong. Truyện của hoàng hậu Êxơtê, xảy ra trong triều vua Susơ xứ Pherơsơ (Persia). Sách Rutơ và Êxơtê là hai sách duy nhất trong Kinh Thánh mà nhân vật chính là phụ nữ. Êxơtê là người Giuđa lấy vua ngoại, còn Rutơ là người ngoại lấy người Giuđa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Êxơtê, người Giuđa cách bí mật, được vua Asuêru (Ahasuerus, Xerxes) chọn làm hoàng hậu để thay thế hoàng hậu Vả-Thi (Vashti). Haman là người ác, cố vấn của Vua, âm mưu tiêu diệt người Giuđa vì giận Mạcđôchê đã không kính trọng mình (3). Nhưng Mạcđôchê đã cố vấn cho Êxơtê để cứu dân Giuđa. Êxơtê đã can đảm trình bày với vua về âm mưu của Haman để cứu dân tộc mình. Cho đến ngày nay người Do thái vẫn kỷ niệm ngày được giải cứu bởi hoàng hậu Êxơtê (The Feast of Purim). Êxơtê là sách duy nhất trong Kinh Thánh không hề nhắc đến tên Chúa.
Câu gốc: Êxơtê 4:14
Vì nếu ngươi làm thinh trong lúc nầy đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất; song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao?
Đề Tài Chính:
+ 1. Chúa luôn có chương trình tốt hơn cho con dân Ngài trong mọi hoàn cảnh. + 2. Đôi khi Chúa đặt con dân Chúa vào những địa vị rất đặc biệt để hoàng tất chương trình của Chúa. + 3. Chúa sẽ trả lời khi con dân Ngài kiên ăn cầu nguyện cách kiên trì, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn. + 4. Ý Chúa luôn được thực hiện trong quyền năng của Ngài. + 5. Chúa sẽ dùng những người bình thường để làm những việc lạ lùng, vinh hiển danh Ngài. + 6. Đôi khi Chúa trách phạt con dân Ngài, nhưng Ngài không bao giờ bỏ họ.
Mục lục:
1. Êxơtê trở thành hoàng hậu 1:1-2:16
2. Haman âm mưu tiêu diệt dân Giuđa 2:19-5:14
3. Mạcđôchê được ban thưởng, Haman bị tai họa 6:1-8:2
4. Sự chiến thắng của người Giuđa 8:3-10:3
Mục đích: Giải thích và chứng minh quyền tối cao, tình yêu và sự công bình của Đức Chúa Trời dành cho con cái Ngài. Gíóp là hình ảnh sự khổ nạn của người công bình kính yêu Chúa.
Tác giả: Vô danh, có thể Gíóp, Êlihu, Môise, Salômôn
Ngày viết: Khoảng thời gian từ thời Ápraham đến khi lưu đài tại Babylôn (B.C.)
Bối Cảnh:
Khởi đầu câu truyện, Gíóp là một tộc trưởng giàu có nhất trong vùng ông đang sống. Ông kính yêu Chúa và ngày nào cũng cầu nguyện cho gia đình để mọi người sống đẹp lòng Chúa. Gíóp sống vào thời đại tổ tông trong vùng đất Útxơ (Uz) (vùng đất phía bắc của Arabia).
Những Điểm Đặc Biệt:
Đây là sách đặc biệt trong Kinh Thánh với một câu hỏi quan trọng "tại sao người công bình gặp tai họa?" Sách Gióp cũng cho biết Satan là thiên sứ của Chúa, nhưng có tánh ganh tị, gian ác và ngày đêm kiện cáo con người, nhất là những người công bình biết kính sợ Chúa. Sau khi đã kiện cáo, Satan xin phép Chúa để thử thách sự trung tín của Gióp. Gióp bị Satan hại mất cả gia đình, tài sản và sức khỏe. Ba người bạn thân của Gióp - Êlipha, Binhđát và Sôpha - đến để an ủi và thảo luận với Gióp để tìm hiểu nguyên nhân "tại sao người công bình (Gióp) gặp tai hoạ?" Họ kết luận - có thể do tội lỗi của Gióp hay gia đình đã đem đến thảm họa cho Gióp. Gióp cương quyết là mình không hề phạm tội và cũng không biết tại sao gặp tai họa (23). Người bạn trẻ tên Êlihu đã góp ý là có thể Chúa dùng tai họa để giúp Gióp khiêm nhường và được tẩy sạch tội lỗi (32-33). Cuối cùng, Gióp đã cầu nguyện và đặt câu hỏi trực tiếp với Chúa, và Chúa đã dạy dỗ ông nhiều bài học quan trọng về sự sáng tạo và quyền tối thượng của Ngài trên muôn vật. Chúa dạy rằng trong mọi sự người công bình (Gíóp) cần phải trung tin tuyệt đối với Chúa. Sau đó, Chúa đã hồi phục và ban phước gấp đôi cho những gì Gióp bị mất mát (42). Gióp đã sống phước hạnh đến 140 tuổi với bốn đời con cháu.
Câu gốc: Gióp 2:3
Ðức Giê-hô-va lại phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của Ta chăng? Trên đất chẳng có ai giống như người, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Ðức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác; lại người bền đỗ trong sự hoàn toàn mình, mặc dầu ngươi có giục Ta phá hủy người vô cớ.
Đề Tài Chính:
1. Satan phải xin phép Chúa khi muốn hại con cái Ngài, và Chúa đặt giới hạn trong quyền tác hại của Satan. 2. Sự hiểu biết của con người rất giới hạn và sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi "tại sao con người và cả thế gian gặp tai họa, chết chóc và đau khổ?" 3. Mọi người đều tin rằng ... cuối cùng thì kẻ ác sẽ bị trả báo và kẻ có tội sẽ bị phán xét. 4. Chúng ta không nên xét đoán - "những người gặp tai họa" là vì phạm tội. 5. Đôi khi trong lúc hoạn nạn và tai họa, con cái Chúa sẽ học được bài học rằng tất cả những gì ở thế gian chỉ là tạm bợ và chỉ có niềm tin và hy vọng nơi Chúa là đời đời. 6. Chúa là Đấng yêu thương và công bình, Ngài muốn con cái Ngài phải kính yêu và trung tín với Ngài trong mọi hoàn cảnh. 7. Chúa sẽ giúp đở và giải cứu con cái Ngài, hoặc là trong đời nầy hay là đời sau.
8. "Xảy khi các ngày yến tiệc xong rồi, Gióp sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch, thức dậy sớm, dâng của lễ thiêu tùy số chúng nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ chối Ðức Chúa Trời chăng. Gióp hằng làm như vậy" (1:5). 9. "Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Ðức Giê-hô-va đã ban cho, Ðức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Ðức Giê-hô-va!" (1:21). 10. Gióp tỏ bày sự gian khổ của loài người (14). 11. Gióp lại quả quyết rằng mình vô tội (23). 12. Gióp luận rằng sự xét đoán của Đức Chúa Trời khó giải. Thường thấy kẻ ác được may mắn (24). 13. Ê-li-hu - "Bèn cất tiếng lên nói rằng: Tôi đang trẻ, còn các anh đã già; Vì vậy, tôi nhát, không dám tỏ cho các anh biết ý tưởng tôi. Tôi nghĩ rằng: Ai đã sống lâu ngày sẽ nói, Số năm cao sẽ dạy sự khôn ngoan. Nhưng có thần linh ở trong loài người, Và hơi thở của Ðấng Toàn năng cho chúng sự khôn sáng. Người tôn trọng chẳng phải khôn ngoan, Bực lão thành chẳng thông hiểu sự công bình. Bởi cớ ấy tôi nói rằng: Hãy nghe tôi; Phần tôi cũng sẽ tỏ ra ý tưởng của tôi" (32:6-10). 14. Đức Chúa Trời đáp lời cho Gióp về sự tạo hóa và quyền tối thượng của Ngài (38-41). 15. Gióp tôn vinh Đức Chúa Trời, Ngài tha lỗi người và ban cho sự thạnh vượng nhiều hơn trước (42).
Mục lục:
1. Sự giàu có của Gióp và sự tấn công của Satan 1:1-2:13
2. Gíóp tranh luận về tai họa và khổ nạn với ba bạn 3:1-31:40
4. Êlihu nói lên sự công bình của Chúa 32:1-37:24
5. Sự trả lời của Đức Chúa Trời 38:1-41:34
6. Sự phục hồi và đền bù cho Gióp 42:1-42:17
Mục đích: Những bài thơ vịnh để ca ngợi, thờ phượng, cầu nguyện, ăn năn, xưng tội, và cảm tạ Chúa.
Tác giả: Đavít (73 đoạn), Asáp (12), con của Côra (9), Salômôn (2), Hêman (1), Êthan (1), Môise (1), Vô danh (51).
Ngày viết: Khoảng năm 1450-430 (B.C.)
Bối Cảnh:
Các bài trong Thi Thiên được viết trong khoảng thời gian 1000 năm với nhiều tác giả (từ thời Môise cho đến khi bị lưu đày qua Babylôn). Thi Thiên (Psalm) tiếng Gờrét (Hy lạp, Creek) có nghĩa là những bài thơ vịnh để hát với đàn dây. tiếng Hêbơrơ có nghĩa là ca ngợi Chúa và thờ phượng. Thi Thiên là sách dài nhất trong Kinh Thánh với 150 đoạn. Đoạn 119 là dài nhất với 176 câu. Vì Thi Thiên là Thơ vịnh và các bài hát nên được dùng để cầu nguyện, thờ phượng và phổ nhạc nhiều nhất.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách Thi Thiên được dùng trong đền thờ, hay những buổi thờ phượng riêng như sách thánh ca ngày nay. Thi Thiên được chia làm 5 phần như 5 sách luật của Môise. Với nhiều tác giả và trong giai đoạn lịch sử khoảng 1000 năm nên Thi Thiên bao gồm mọi kinh nghiệm và tình cảm của con người với Chúa trong mọi hoàn cảnh như: Yêu thương và trách phạt, đau khổ và hạnh phước, sợ hãi và bình an, giận dữ và vui mừng, thù hận và tha thứ, chiến tranh và hòa bình, cạm bẩy và giải cứu, tội lỗi và ăn năn, cầu nguyện và ơn phước, ... Nhưng quan trọng nhất là sự thờ phượng và ca ngợi Chúa, và mối quan hệ yêu thương và công bình của Ngài với con dân Ngài. Vua Đavít viết hơn phân nữa sách Thi Thiên, nhất là khi ông đang lưu lạc và trốn tránh vua Saulơ. Rất nhiều đoạn nói đến Đấng Mêsi, Chúa Jêsus Christ: Sự sanh ra, sự chết và sự sống lại.
Câu gốc: Thi Thiên 150:6
Phàm vật chi thở, hãy ngợi khen Ðức Giê-hô-va! Ha-lê-lu-gia!
Đề Tài Chính:
1. Tội lỗi là sự không vâng lời và nghịch lại Đức Chúa Trời. 2. Tội lỗi sẽ bị phán xét và trách phạt. 3. Người kính yêu Chúa luôn chán ghét và tìm mọi cách lánh xa tội lỗi. 4. Chúa yêu con người, nhất là con cái Ngài, và Ngài quan tâm tới mọi nhu cầu trong đời sống của chúng ta. 5. Mọi người đều có quyền đến với Chúa để thờ phượng, và cầu nguyện cho mọi nhu cầu. 6. Một đời sống vinh hiển danh Chúa là một đời sống gần gũi Chúa trong sự cầu nguyện, kính yêu, thờ phượng và ca ngợi Chúa. 7. Chúa là niềm tin và hy vọng trong mọi hoàn cảnh: lúc đau buồn hay vui mừng, thành công hay thất bại, ...
+ Đấng Christ trong Thi Thiên:
8. TT2:7 (Hêbơrơ 1:5-6) ... Đấng Mêsi là Con Đức Chúa Trời. 9. TT16:8-10 (Luca 24:5-7) ... Ngài sẽ phục sinh sau khi chết. 10. TT22:11-21 (Mathiơ 26,27) ... Ngài sẽ chịu thương khó và chết trên thập tự giá. 11. TT22:18 (Mat 27:35; Gi 19:23,24) "Chúng nó chia áo xống tôi, bắt thăm chia áo dài tôi." 12. TT22:15 (19:28) ... Chúa Jêsus khát nước trên thập tự giá. 13. 22:22 (Hêb 2:12) ... Chúa Jêsus sẽ làm vinh hiển danh Đức Chúa Trời. 14. TT34:20 (Gi 19:36-37) "Ngài giữ hết thảy xương cốt người, Chẳng một cái nào bị gãy." 15. TT40:6-8 (Hêb. 10:5-7) ... Kinh Thánh có chép về Đấng Christ và Ngài vui lòng vâng lời Đức Chúa Trời làm của tế lễ cứu chuộc nhân loại. 16. TT41:9 (Luca 22:48) ... Người bạn Chúa (Giuđa) phản Chúa. 17. TT45:6-7 (Hêb 1:8-9) ... Ngôi Chúa còn mãi đời đời. 18. TT68:18 (Êph 4:8-10) ... Chúa ngự lên cao (thăng thiên). 19. TT69:9 (Gi 2:17) ... Ngài sốt sắng về Nhà Chúa. 20. TT69:21 (Mat. 27:48) ... "Và cho tôi uống giấm trong khi khát" trên thập tự giá. 21. TT89:3-4,35-36 (Luca 1:31-33) ... Đấng Christ là dòng dõi vua Đavít. 22. TT96:13 (1Têsa 1:10) ... Ngài sẽ trở lại để đoán xét thế gian. 23. TT110:1 (Mt 22:44) ... Ngài là Chúa của vua Đavít. 24. TT110:4 (Hêb 6:20) ... Ngài là Thầy Tế Lễ muôn đời. 25. TT118:22 (1Phierơ 2:7-8) "Hòn đá mà thợ xây loại ra, Ðã trở nên đá đầu góc nhà" - (Nhiều người sẽ chối Ngài, nhưng Đức Chúa Trời nhận Ngài).
Mục lục:
1. Thi thiên phần nhất 1-41
2. Thi thiên phần hai 42-72
3. Thi thiên phần ba 73-89
4. Thi thiên phần bốn 90-106
5. Thi thiên phần năm 107-150
Mục đích: Châm ngôn về sự khôn ngoan, kỷ luật, đạo đức, ... áp dụng vào đời sống thực tế. -- Châm ngôn - "Ðặng khiến cho người ta hiểu biết sự khôn ngoan và điều khuyên dạy, Cùng phân biệt các lời thông sáng" (1:2); "Ðể nhận lãnh điều dạy dỗ theo sự khôn ngoan, Sự công bình, lý đoán, và sự chánh trực" (1:3).
Tác giả: Vua Salômôn (24 đoạn), các gười hầu vua Êxêchia (5), Agurơ (1), Lemuên (1).
Ngày viết: Khoảng năm 1000-700 (B.C.)
Bối Cảnh:
Vua Salômôn đã được chọn để kế nghiệp cha là vua Đavít trị vì xứ Ysơraên. Sau khi cầu xin và được Chúa ban cho sự khôn ngoan và thêm vào sự giàu có (2 Sử Ký 1:7-12), vua Salômôn đã cai trị cách đầy ơn và sự khôn ngoan làm vua nổi tiếng khắp các xứ lân bang. Các bật vua chúa và thông thái thường đến để học hỏi và cố vấng với vua Salômôn. Sách Châm Ngôn với hơn 3000 câu châm ngôn và 1005 câu bài hát.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách Châm Ngôn là tổng hợp các lời dạy dỗ khôn ngoan liên hệ đến vấn đề tâm linh và cách áp dụng vào đời sống thực tế. Phần lớn các câu châm ngôn đều có liên hệ với đời sống hằng ngày của con người. Châm ngôn thường dùng sự tương phản giữa sự khôn ngoan thánh thiện và sự dại dột, để dạy cách sống khôn ngoan, đẹp lòng Chúa nên theo và những lỗi lầm và cạm bẩy của kẻ xấu nên tránh. Rất nhiều câu trong châm ngôn được dùng để học thuộc lòng và được thường xuyên trích dẫn vì không có giới hạn thời gian, văn hóa, hay hoàn cảnh.
Câu gốc: Châm Ngôn 1:7
Sự kính sợ Ðức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức; Còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy.
Đề Tài Chính:
1. Sự khôn ngoan trong lẽ thật chỉ đến từ Đức Chúa Trời. 2. Chúa muốn con cái Ngài phải thuận phục dầu trong những việc nhỏ và đơn giản trong đời sống. 3. Chớ nên dựa vào sự khôn ngoan của riêng mình nhưng trông cậy vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh. 4. Chúa (Thánh Linh) sẽ hướng dẫn con đường chúng ta phải đi. 5. Sự thành công trong đức tin đến từ sự vâng lời Chúa. 6. Chúa muốn đem hạnh phúc và niềm vui đến cho con cái Ngài.
7. "Sự kính sợ Ðức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức; Còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy" (1:7). 8. "Vì Ðức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng" (2:6). 9. "Vì sự khôn ngoan sẽ vào trong lòng con, Và linh hồn con sẽ lấy sự hiểu biết làm vui thích" (2:10). "Sự dẽ dặt sẽ coi sóc con, Sự thông sáng sẽ gìn giữ con" (2:11), "Ðể cứu con khỏi đường dữ, Khỏi kẻ nói việc gian tà" (2:12), "Và khỏi kẻ bỏ đường ngay thẳng, Mà đi theo các lối tối tăm" (2:13). 10. "Ta đã dạy dỗ con đường khôn ngoan, Dẫn con đi trong các lối ngay thẳng" (4:11). "Khi con đi, bước chân con sẽ không ngập ngừng, Và khi con chạy, con sẽ không vấp ngã" (4:12). "Hãy nắm chắc điều khuyên dạy, chớ buông ra; Khá gìn giữ nó, vì là sự sống của con" (4:13). "Chớ vào trong lối kẻ hung dữ, Và đừng đi đường kẻ gian ác" (4:14). "Hãy tránh đường ấy, chớ đi ngang qua nó; Hãy xây khỏi nó và cứ đi thẳng" (4:15). 11. "Sự kính sợ Ðức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Ðấng Thánh, đó là sự thông sáng" (9:10). 12. "Kẻ thiếu trí hiểu coi sự làm ác như chơi; Nhưng người thông sáng thích sự khôn ngoan" (10:23). 13. "Khi kiêu ngạo đến, sỉ nhục cũng đến nữa; Nhưng sự khôn ngoan vẫn ở với người khiêm nhượng" (11:2). "Sự thanh liêm của người ngay thẳng dẫn dắt họ; Còn sự gian tà của kẻ bất trung sẽ hủy diệt chúng nó" (11:3). 8. "Sự kiêu ngạo chỉ sanh ra điều cãi lộn; Còn sự khôn ngoan ở với người chịu lời khuyên dạy" (13:10). 14. "Danh tiếng tốt còn hơn tiền của nhiều; Và ơn nghĩa quí hơn bạc và vàng" (21:1). .... 15. "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó" (22:6). 16. "Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mất cỡ cho mẹ mình" (29:15). .... 17. "Ai tìm được một người vợ, tức tìm được một điều phước. Và hưởng được ân điển của Ðức Giê-hô-va" (18:22). 18. "Nhà cửa và tài sản là cơ nghiệp của tổ phụ để lại; Còn một người vợ khôn ngoan do nơi Ðức Giê-hô-va mà đến" (19:14). ... 19. "Hãy hết lòng tin cậy Ðức Giê-hô-va, Chớ nương cậy nơi sự thông sáng của con" (3:5); "Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con" (3:6). "Chớ khôn ngoan theo mắt mình; Hãy kính sợ Ðức Giê-hô-va, và lìa khỏi sự ác" (3:7).
Mục lục:
1. Mục đích và chủ đề của Châm ngôn 1:1-1:6
2. Sự khác biệt giữa sự khôn ngoan và dại dột 1:7-9:18
3. Châm ngôn Salômôn 10:1-24:34
4. Châm ngôn Salônmôn được chọn bởi người hầu của vua Êxêchia 25:1-29:27
5. Lời khôn ngoan của Agurơ 30:1-30:22
6. Lời khôn ngoan của vua Lêmuên 31:1-31:31
Mục đích: Dạy về sự hư không của cuộc đời và sự kính sợ Đức Chúa Trời. Truyền đạo chia sẽ kinh nghiệm của sự khôn ngoan và sự dạy dột để dạy cho thế hệ mai sau kinh nghiệm sống đẹp lòng Chúa và biết kính sơ Ngài.
Tác giả: Vua Salômôn
Ngày viết: Khoảng năm 940-935 (B.C.)
Bối Cảnh:
Tuy là bật vua chúa, giàu sang, quyền thế, và danh vọng ... vua Salômôn, tác giả sách Truyền Đạo vẫn đi tìm ý nghĩa và hạnh phúc thật của đời người. Phần lớn ý nghĩa trong sách Truyền Đạo là ôn lại và phân tích những thành công và thất bại và những bài học của quá khứ, và mục đích thật sự của đời người ... Tác giả cũng hối hận những lúc bỏ đạo, và không vâng lời Chúa. Văn chương và sự dạy dỗ trong sách Truyền Đạo rất giống như sách Châm Ngôn.
Những Điểm Đặc Biệt:
Truyền Đạo là sách duy nhất trong Kinh Thánh nói về "triết học" của sự hư không và tiêu cực của đời người. Mở đầu sách, tác giả (vua Salômôn) chia sẽ lý do tại sao ông nhìn cuộc đời với ý nghĩa "hư không của sự hư không." Ông nghĩ rằng đời người dầu thành công hay thất bại, cực khổ hay sung sướng, già hay trẻ, giàu hay nghèo, ... mọi người đều không thoát khỏi sự chết. Ông cho rằng cuộc đời có mỗi "thời kỳ" của nó (3), nhưng sự khôn ngoan của con người không thể đoán trước được sự liên hệ và khác biệt của những "thời kỳ" đó. Truyền Đạo cũng là lời ăn năn và cái nhìn tiêu cực (hư không) về đời người của tác giả trong lúc tuổi già, ông kết luận rằng: con người không thể nào có hạnh phúc thật nếu không biết kính sợ Đấng Tạo Hóa. Với tấm lòng chân thật muốn chia sẽ lại kinh nghiệm cho thế hệ mai sau, tác giả ghi nhận rằng: Sự thỏa lòng, niềm hạnh phúc thật, ý nghĩa và mục đích thật của đời người không thể đạt được từ sự khôn ngoan và thành công của con người ... nhưng chỉ đến từ Đức Chúa Trời - "Đấng sáng tạo và tể trị của đời người."
Câu gốc: Truyền Đạo 12:13
Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Ðức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi.
Đề Tài Chính:
1. Các mục đích của đời người không dẫn đến hạnh phúc thật được nếu không có Chúa. 2. Sự khôn ngoan của thế gian, tiền tài, thành công, quyền thế, danh vọng, ... sẽ đem đến sự khó nhọc và lo lắng nhiều hơn là bình an và hạnh phúc thật. 3. Một đời sống biết kính sợ và vâng phục Chúa sẽ đem đến hạnh phúc thật. 4. Người biết kính sợ Chúa khi còn trẻ sẽ đem đến hạnh phúc thật cho tương lai, ... người không biết kính sợ Chúa khi còn trẻ, sẽ phạm nhiều lỗi lầm, thất bại tâm linh, và đau buồn cho tương lai. 5. Hãy hưởng phước Chúa ban vì sẽ có thời kỳ sự thử thách và đau buồn sẽ đến. 6. Người biết kính sợ và có đời sống gần gũi Chúa, sẽ nhận biết những ơn phước Ngài ban cho trong mọi hoàn cảnh. 7. Hãy biết quí trọng niềm tin và cuộc đời Chúa ban cho,... vì không ai biết lúc nào là ngày cuối cùng của đời người.
[1:2] Người truyền đạo nói: Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không. [1:9] Ðiều chi đã có, ấy là điều sẽ có; điều gì đã làm, ấy là điều sẽ làm nữa; chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời. [1:18] Vì nếu sự khôn ngoan nhiều, sự phiền não cũng nhiều; ai thêm sự tri thức ắt thêm sự đau đớn. ... [2:26] Bởi Ðức Chúa Trời ban sự khôn ngoan, thông sáng, và vui vẻ cho kẻ nào đẹp lòng Ngài; nhưng Ngài khiến cho kẻ có tội phải lao khổ mà thâu góp chất chứa, để rồi ban cho người đẹp lòng Ðức Chúa Trời. Ðiều đó cũng là sự hư không, theo luồng gió thổi. ... [3:11] Phàm vật Ðức Chúa Trời đã làm nên đều là tốt lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công việc Ðức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thế hiểu được. [3:12] Vậy, ta nhìn biết chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là vui vẻ, và làm lành trọn đời mình. ... [4:9] Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt về công việc mình. [4:10] Nếu người này sa ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên! ... [5:2] Chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Ðức Chúa Trời; vì Ðức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy nên ngươi khá ít lời. ... [5:3] Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao; còn nhiều lời thì sanh ra sự ngu dại. ... [5:8] Khi ngươi thấy trong xứ có kẻ nghèo bị hà hiếp, hoặc thấy sự phạm đến lẽ chánh trực, sự trái phép công bình, thì chớ lấy làm lạ; vì có kẻ cao hơn kẻ cao vẫn coi chừng, lại còn có Ðấng cao hơn nữa. [5:12] Giấc ngủ của người làm việc là ngon, mặc dầu người ăn ít hay nhiều; nhưng sự chán lắc làm cho người giàu không ngủ được. [5:13] Có một tai nạn dữ mà ta đã thấy dưới mặt trời: ấy là của cải mà người chủ dành chứa lại, trở làm hại cho mình. [5:15] Mình lọt ra khỏi lòng mẹ trần truồng thể nào, ắt sẽ trở về thể ấy, và về các huê lợi của sự lao khổ mình, chẳng có vật gì tay mình đem theo được. [5:19] Hễ Ðức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Ðức Chúa Trời. ... [7:2] Ði đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người; và người sống để vào lòng. ... [7:5] Thà nghe lời quở trách của người khôn ngoan, còn hơn là câu hát của kẻ ngu muội. ... [7:7] Phải, sự sách thủ tiền tài làm cho kẻ khôn ra ngu, và của hối lộ khiến cho hư hại lòng. [7:8] Sự cuối cùng của một việc hơn sự khởi đầu nó; lòng kiên nhẫn hơn lòng kiêu ngạo. [7:14] Trong ngày thới thạnh hãy vui mừng, trong ngày tai nạn hãy coi chừng; vì Ðức Chúa Trời đặt ngày nầy đối với ngày kia, hầu cho người đời chẳng thấy trước đặng điều xảy ra sau mình. ... [7:20] Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội. ... [8:11] Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác. ... [8:14] Lại còn có một sự hư không khác trên thế gian: lắm người công bình bị đãi theo công việc kẻ ác, và lắm kẻ ác lại được đãi theo công việc người công bình. Ta nói rằng điều đó cũng là sự hư không. [11:9] Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Ðức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét. ...[12:1] Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Ðấng Tạo hóa ngươi, trước khi những ngày gian nan chưa đến, trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng; ... [12:6] lại hãy tưởng nhớ Ðấng Tạo hóa trước khi dây bạc đứt, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng; [12:7] và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó. ... [12:13] Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Ðức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. [12:14] Vì Ðức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.
Mục lục:
1. Mọi sự chỉ là hư không - vô nghĩa 1:1-2:26
2. Thời kỳ cho mọi sự 3:1-3:22
3. Sự thất vọng và sự không bình đẳng của đời sống 4:1-8:17
4. Kết cuộc chung cho đời người 9:1-12:8
5. Kết luận: Hãy kính sợ Chúa và giữ các điều răng của Ngài 12:9-12:14
Mục đích: Diễn tả tình yêu của chàng rễ (vua Salômôn) và cô dâu, ca ngợi sự thánh hóa của hôn nhân, giống như hình ảnh tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho con cái Ngài.
Tác giả: Vua Salômôn
Ngày viết: Khoảng năm 965-960 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách Nhã Ca được viết trong những năm đầu trị vì của vua Salômôn. Bối cảnh là cung vua tại Giêrusalem và những vùng lân cận trên đường đến nhà lương nhân (người yêu). Nhã ca là những bài thơ đặc biệt để diễn tả về tình yêu trai gái và vợ chồng. Có rất nhiều cách để giải nghĩa những câu truyện trong Nhã ca, nhưng ý nghĩa quan trọng là tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho con dân Ngài, hay là tình yêu của Đấng Christ dành cho Hội thánh.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách Nhã ca là những bài thơ ca ngợi tình yêu giữa người nam (vua Salômôn) và người nữ (Sulamít, người nữ chăn chiên) (6:13). Đây là những bài thơ tình dưới dạng thi ca để ca ngợi tình yêu chân thật và tưởng nhớ lại những kỷ niệm yêu đương của đôi tình nhân. Sulamít là người nữ làm việc tại vường nho của vua Salômôn. Một ngày kia vua thăm viếng vường nho và hai người yêu nhau, vua cưới nàng và đem về cung tại Giêrusalem. Nhã ca diễn tả về tình yêu trai gái trên mọi khía cạnh: như: đam mê, nhớ thương, tương tư, sắc dục, mong chờ, hạnh phúc, .... chia cách, ghen tương, tha thứ, ... đều được nhắc đến nhưng cuối cùng thì tình yêu chân thật vẫn thắng hơn tất cả.
Câu gốc: Nhã Ca 6:3
Tôi thuộc về lương nhân tôi, Và lương nhân tôi thuộc về tôi; Người chăn bầy mình giữa đám hoa huệ.
Đề Tài Chính:
1. Sắc dục và hôn nhân được Chúa tạo dựng nên và ban cho con người để tạo ra một gia đình trong tình yêu thương và hạnh phúc trong phần xác lẫn phần tâm linh. 2. Tình yêu Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài, và tình yêu Chúa Jêsus dành cho Hội thánh (nàng dâu), vượt hơn tất cả những tình yêu của con người. 3. Tình yêu của con người đôi khi bị giới hạn bởi tuổi tác, giai cấp, hoàn cảnh, phong tục, ... nhưng tình yêu của Chúa luôn công bình và vô giới hạn. 4. Một hôn nhân trong tình yêu chân thật và say đắm, đôi khi nhờ sự thử thách sẽ trở thành mạnh mẽ hơn.
Mục lục:
1. Vua Salômôn và cô gái Sulamít yêu nhau 1:1-3:5
2. Tình yêu dẫn đến hôn nhân 3:6-5:1
3. Chàng rễ và nàng dâu đối diện với những khó khăn đau khổ 5:2-7:9
4. Chàng rễ và nàng dâu sum họp và càng yêu nhau hơn 7:9-8:14
Mục đích: Kêu gọi xứ Giuđa trở về với Chúa, và tiên tri về chương trình cứu rỗi của Chúa qua Đấng Mêsi.
Tác giả: Êsai
Ngày viết: Khoảng năm 745-680 (B.C.)
Bối Cảnh:
Êsai làm tiên tri trong khoảng thời gian 60 năm, qua bốn đời vua của xứ Giuđa: Ôxia, Giôtham, Acha, và Êxêchia (Uzziah, Jotham, Ahaz, Hezekiah). Tiên tri Êsai là người học thức, có sự khôn ngoan thánh và uy tín. Ông sống tại Giêrusalem, phần lớn các mục vụ và tiên tri của ông dành cho xứ Giuđa, nhưng cũng cho con dân Chúa khắp nơi. Tiên tri Ôsê và Mica cũng làm tiên tri cùng thời với Êsai. Sách Êsai là sách đầu tiên trong 17 sách tiên tri trong phần cuối của Cựu Ước (5 sách tiên tri lớn, và 12 sách tiên tri nhỏ.)
Những Điểm Đặc Biệt:
Trong thời Êsai, xứ Giuđa đang bị sa súc về tâm linh, nhưng xứ Ysơraên còn tệ hơn nữa. Sau khi Êsai nói tiên tri về sự sụp đổ của xứ Ysơraên bởi quân Asiri (lời tiên tri này xảy ra sau một thời gian ngắn). Sau đó Êsai chú trọng đến xứ Giuđa, ông tiên tri rằng nếu Giuđa và những xứ lân bang không từ bỏ tội lỗi và sự gian ác của họ thì sự phán xét và trách phạt của Đức Chúa Trời sẽ đến với họ. Riêng xứ Giuđa, nếu không ăn năn và quay về với Chúa thì sẽ bị xứ Babylôn xâm chiếm và dân sự sẽ bị lưu đày và bắt làm phu tù. Nhưng Êsai cũng an ủi dân sự rằng Đức Chúa Trời sau khi trách phạt, Ngài sẽ thương xót và cho phép họ quay về để xây dựng lại Giêrusalem trong thời vua Siru. Êsai cũng tiên tri về Đấng Mêsi sẽ được sinh ra bởi người nữ đồng trinh và Ngài sẽ là Đấng Cứu Rỗi và ban bình an và phước hạnh đến cho cả nhân loại (9:5-6). Sách Êsai nói rõ tiên tri về Chúa Jêsus Christ hơn bất cứ sách nào khác trong Cựu Ước.
Câu gốc: Êsai 53:5
Nhưng Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bịnh.
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời là Đấng an ủi, Đấng cứu chuộc và Đấng cứu rỗi. 2. Chúa luôn sẵn sàng tha thứ tội nếu chúng ta biết ăn năn và quay về với Ngài. 3. Những điều lợi và thỏa mãn do tội lỗi đem đến đều không đáng để so sánh với những hậu quả do tội lỗi sanh ra và sự trách phạt của Chúa. 4. Chúa là Đấng thánh nên Ngài không bao giờ chấp nhận và hòa đồng với tội lỗi, nhất là những sự vi phạm luật pháp và Lời Giao Ước của Ngài. 5. Sư tha tội và giải cứu khỏi tội lỗi là đến từ Đức Chúa Trời chứ không phải từ con người. 6. Sự thỏa lòng và thành công nhất chính là sự vâng theo các điều răng của Chúa.
+ [1:18] "Ðức Giê-hô-va phán: Bây giờ hãy đến, cho chúng ta biện luận cùng nhau. Dầu tội các ngươi như hồng điều, sẽ trở nên trắng như tuyết; dầu đỏ như son, sẽ trở nên trắng như lông chiên." ... + [9:5 (6)] "Vì có một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Ðấng Lạ lùng, là Ðấng Mưu luận, là Ðức Chúa Trời Quyền năng, là Cha Ðời đời, là Chúa Bình an." + [9:6 (7)] "Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Ða-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Ðức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy!" + [55:6] "Hãy tìm kiếm Ðức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần!" + [55:7] "Kẻ ác khá bỏ đường mình, người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Ðức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Ðức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào." + [55:8] "Ðức Giê-hô-va phán: Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta." + [55:9] "Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng Ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu." + [55:10] "Vả, như mưa và tuyết xuống từ trên trời và không trở lại nữa, mà đượm nhuần đất đai, làm cho sanh ra và kết nụ, đặng có giống cho kẻ giao, có bánh cho kẻ ăn," + [55:11] "thì lời nói của Ta cũng vậy, đã ra từ miệng Ta, thì chẳng trở về luống nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều Ta muốn, thuận lợi công việc Ta đã sai khiến nó."
Mục lục:
1. Êsai được Chúa chọn để tiên tri về sự phán xét và sự trách phạt 1:1-6:13
2. Asiri tàn phá Ysơraên 7:1-10:4
3. Chúa hủy diệt xứ Asiri 10:5-12:6
4. Tiên tri về các nước thờ thần tượng 13:1-23:18
5. Sự phán xét và giải cứu Ysơraên 24:1-27:13
6. Phục hồi Siôn (Zion) 28:1-35:10
7. Qua lời cầu nguyện của Êxêchia, Chúa hoãng lại sự phán xét Giêrusalem 36:1-39:8
8. Tiên tri về sự giải phóng và cứu rỗi cho Ysơraên 40:1-57:21
9. Sự vinh hiển của vương quốc cuối cùng 58:1-66:24
Mục đích: Nhắc nhở và kêu gọi dân Chúa hãy từ bỏ đời sống tội lỗi và quay về với Chúa.
Tác giả: Giêrêmi
Ngày viết: Khoảng năm 627-580 (B.C.)
Bối Cảnh:
Giêrêmi làm tiên tri trong khoảng 40-47 năm. Giêrêmi là tiên tri của "sự thương khóc." Ông bắt đầu mục vụ khoảng 20 tuổi tại Giêrusalem, xứ Giuđa vào thời vua trung tín cuối cùng Giôsia (Josiah), và tiếp tục với 4 đời vua bất trung Giôacha, Giêhôgiakim, Giêhôgiakin, và Sêđêkia (Jehoahaz, Johoiakim, Jehoiachin, Zedekiah). 70 năm trước đó, xứ Asiri rất hùng mạnh và đã xâm chiếm xứ Ysơraên, nhưng sau đó xứ Babylôn đã đánh bại cả xứ Asiri và Êdíptô để trở thành đế quốc hùng mạnh nhất. Tiên tri Giêrêmi sống trong thời gian 40 năm trước khi Giêrusalem bị xứ Babylôn xâm chiếm. Các tiên tri cùng thời với Giêrêmi là Đaniên, Êxêchiên, Sôphôni, và Habacúc (Daniel, Ezekiel, Zephaniah, Habakkuk.)
Những Điểm Đặc Biệt:
Giêrêmi vâng lệnh Đức Chúa Trời để mạnh dạng nói tiên tri về sự trách phạt sẽ đến cho một xứ không biết ăn năn. Ông được Chúa kêu gọi sống độc thân (16:2) vì sự trách phạt và đau thương sẽ đến. Giêrêmi vì nói tiên tri thật về sự ăn năn và sự trách phạt của Chúa, nên ông thường bị bắt bớ, bị từ chối, tù đầy, đánh đạp, cấm không được đến đền thờ, ... (20-38); vì thời đó có nhiều tiên tri giả như Hanania (28) đã dùng lời giả dối để nói thuận tai dân sự dầu tội lỗi đang xảy ra khắp nơi. Không có gì ngăn cản được Giêrêmi tiếp tục nói lời tiên tri. Mặc dầu Giêrêmi nói tiên tri về sự trách phạt nhưng ông cũng an ủi dân sự rằng sau đó Chúa sẽ tha thứ, ban phước, phục hồi, và sẽ có Lời Giao Ước mới. Sau khi xứ Giuđa bị Babylôn xâm chiếm và dân sự bị lưu đài, Giêrêmi vẫn tiếp tục ờ lại Giêrusalem. Nhưng khi quan tổng đốc Ghêđalia tại Giêrusalem bị giết chết (38-41), Giêrêmi bị bắt làm con tin tại xứ Êdíptô (46-51), nhưng ông vẫn tiếp tục nói lời tiên tri.
Câu gốc: Giêrêmi 2:19
Tội ác ngươi sẽ sửa phạt ngươi, sự bội nghịch ngươi sẽ trách ngươi, nên ngươi khá biết và thấy rằng lìa bỏ Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, và chẳng có lòng kính sợ Ta, ấy là một sự xấu xa cay đắng, Chúa, là Ðức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
Đề Tài Chính:
1. Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương và kiên nhẫn. 2. Tình yêu của Chúa đôi khi cần có sự sửa phạt có ích cho sự ăn năn và xây dựng đức tin. 3. Chúa rất đau lòng khi Ngài phải trách phạt con dân Ngài. 4. Những xứ từ chối Chúa sẽ phải trả giá cho sự bất tín. 5. Lúc này là lúc ăn năn và quay về với Chúa. 6. Chúa trách phạt nhưng Ngài luôn yêu thương, sẳn sàng tha thứ, và không bao giờ từ bỏ con dân Ngài.
[29:8] "Ðức Giê-hô-va vạn quân, Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Chớ để cho các tiên tri ở trong vòng các ngươi và các thầy bói lừa dối các ngươi; cũng chớ nghe những điềm chiêm bao mà các ngươi thấy." [29:9] "Vì chúng nó nhân danh Ta mà nói tiên tri giả dối cho các ngươi. Ðức Giê-hô-va phán: Ta chẳng hề sai chúng nó." [29:10] "Vả, Ðức Giê-hô-va phán như vầy: Khi bảy mươi năm sẽ mãn cho Ba-by-lôn, Ta sẽ thăm viếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt lành cho các ngươi, khiến các ngươi trở về đất nầy." ... [29:11] "Ðức Giê-hô-va phán: Vì Ta biết ý tưởng Ta nghĩ đối cùng các ngươi, là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để cho các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng của mình. [29:12] Bấy giờ các ngươi sẽ kêu cầu Ta, sẽ đi và cầu nguyện Ta, và Ta sẽ nhậm lời. [29:13] Các ngươi sẽ tìm Ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm Ta hết lòng." ... [33:3] "Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho; Ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết."
Mục lục:
1. Chúa kêu gọi Giêrêmi 1:1-1:19
2. Tiên tri về sự phán xét cho Giuđa 2:1-29:32
3. Tương lai được phục hồi cho Ysơraên 30:1-33:26
4. Sự thất bại của Giêrusalem, và đào thoát qua Êdíptô 34:1-45:5
5. Tiên tri về sự phán xét cho các nước ngoại ban 46:1-51:64
6. Sự chiếm đóng và tàn phá của Giêrusalem 52:1-52:34
Mục đích: Dạy dỗ dân Chúa về sự không vâng lời sẽ dẫn đến những tai họa và nước mắt, và Chúa cũng đau buồn khi phải trách phạt những vi phạm của dân Ngài.
Tác giả: Giêrêmi
Ngày viết: Khoảng năm 586-585 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách "Ca Thương" (nhìn lại quá khứ) được viết tiếp theo sách "Giêrêmi" (nhìn về tương lai). Cả hai sách tập trung vào sự sụp đổ của Giêrusalem và sự lưu đài của dân sự. Sách "Ca Thương" là một trong 5 sách vẫn còn thường được dùng trong các buổi lễ của người Do thái: Lễ Ninth of Aba (Ca Thương); Lễ Purim (Êxơtê (9)); Lễ Ngũ tuần - Pentecost (Rutơ); Lễ Đền tạm - Tabernacle (Truyền Đạo); Lễ Vượt qua - Passover (Nhã Ca). Sách Ca Thương được viết theo thể thơ ca (Những bài thơ than khóc), và chia làm năm phần.
Những Điểm Đặc Biệt:
Vua Nêbucátnếtsa xứ Babylôn đã đem quân xâm chiếm xứ Giuđa và hủy diệt thành Giêrusalem và đền thờ, dân sự phần lớn bị bắt làm phu tù. Những điều này đã được Giêrêmi nói tiên tri 40 năm về trước. Giờ đây tiên tri Giêrêmi ngồi bên đóng tro tàn và than khóc. Ông không than khóc cho bản thân mình hay thành Giêrusalem, nhưng cho số phận lưu đày của dân sự, và những người còn ở lại (2:11). Trong sự than khóc, Giêrêmi cũng vẫn có niềm hy vọng và ông cầu nguyện với Chúa cho sự tha thứ và phục hồi lại dân sự và đất nước trong tương lai. Ông cũng ca ngợi sự thành tín và công bình của Chúa.
Câu gốc: Ca Thương 2:11
Mắt Ta hao mòn vì chảy nước mắt, lòng Ta bối rối; Gan Ta đổ trên đất, vì sự hủy diệt con gái dân Ta. Vì con trẻ và các con đang bú, ngất đi nơi các đường phố trong thành.
Đề Tài Chính:
1. Đôi khi nguyên nhân của sự đau thương và hoạn nạn đến từ tội lỗi vi phạm. 2. Sự đau buồn sẽ giúp con dân Chúa cầu nguyện và ăn năn. 3. Chúa luôn tha thứ, nhưng chúng ta vẫn phải chịu những hậu quả do tội lỗi sanh ra. 4. Trong những lúc đau thương, hãy tìm đến Chúa để được sự an ủi, tha thứ, và phục hồi. 5. Kinh nghiệm của sự đau thương và sự tha thứ sẽ giúp con dân Chúa giúp đở những người cùng chung số phận. 6. Khi chúng ta gặp tai họa và sự trách phạt, Chúa cũng đau lòng như Cha thương xót con.
Mục lục:
1. Sự tàn phá và hoang tàn của Giêrusalem 1:1-1:22
2. Cơn giận của Đức Chúa Trời với tội lỗi của Giêrusalem 2:1-2:22
3. Cầu nguyện cho sự thương xót của Giêrusalem 3:1-3:66
4. Sự ăn năn của Giêrusalem 4:1-4:22
5. Cầu nguyện xin Chúa phục hồi Giêrusalem 5:1-5:22
Mục đích: Thông báo Sự đoán phạt của Chúa cho Ysơraên và những nước khác. Tiên tri về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Tác giả: Êxêchiên
Ngày viết: Khoảng năm 593-565 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách Êxêchiên ghi lại lịch sử trong khoảng 22 năm. Êxêchiên lớn lên tại Giêrusalem và là thầy tế lễ trong đền thờ. Ông cùng với dân sự và vua Giêhôgiakin bị bắt bắt làm phu tù đợt hai qua Babylôn. Tại Babylôn Êxêchiên trở thành tiên tri của Chúa. Giêrêmi làm tiên tri tại Giêrusalem 35 năm trước đó, và Đaniên bị lưu đài đợt nhất qua Babylôn 9 năm trước đó. Tiên tri Êxêchiên có nhắc đến tiên tri Đaniên 3 lần (14, 28). Tiên tri Đaniên và Êxêchiên đều trẻ tuổi hơn tiên tri Giêrêmi.
Những Điểm Đặc Biệt:
Tiên tri Êxêchiên bắt đầu chức vụ tại Babylôn, ông đã nói lời tiên tri than trách về tội lỗi và sự trách phạt của xứ Giuđa. Nhưng sau khi thành Giêrusalem bị tàn phá, Êxêchiên bắt đầu nói tiên tri về niềm hy vọng cho tương lai. Ông an ủi dân sự và nhắc nhở họ hãy ăn năn những tội lỗi quá khứ và đừng lập lại những lỗi lầm đó, và Chúa sẽ phục hồi lại Ysơraên trong tương lai. Hình ảnh Chúa sẽ hà hơi vào những bộ xương khô nói lên niềm hy vọng Chúa sẽ đem sự sống mới cho dân sự để xây dựng lại tương lai (37). Êxêchiên kết thúc bằng tiên tri về hình ảnh được trở về Giêrusalem, và chi tiếc xây dựng lại đềnt thờ, thành Giêrusalem mới, và đất nước mới.
Câu gốc: Êxêchiên 36:24-26
24 Ta sẽ thâu lấy các ngươi khỏi giữa các dân; Ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước, và đem về trong đất riêng của các ngươi. 25 Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi, và các ngươi sẽ trở nên sạch; Ta sẽ làm sạch hết mọi sự ô uế và mọi thần tượng của các ngươi. 26 Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi. Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi, và ban cho các ngươi lòng bằng thịt.
Đề Tài Chính:
1. Chúa luôn chán ghét và trách phạt tội lỗi. 2. Đường lối của Chúa khác với đường lối của thế gian. 3. Mỗi con cái Chúa phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình. 4. Mọi người phải chịu chung số phận với tội lỗi của tập thể và đất nước. 5. Giống như người cha yêu thương con cái, Chúa sẽ kỷ luật và sửa phạt con dân Ngài. 6. Lời Chúa hứa về sự tha thứ và phục hồi cho con dân Ngài chắc chắn sẽ xẩy ra.
Mục lục:
1. Chúa kêu gọi và sai Êxêchiên đi 1:1-3:27
2. Phán xét cho tội lỗi của Giuđa 4:1-24:27
3. Phán xét cho dân ngoại 25:1-32:32
4. Lời hứa phục hồi Giêrusalem 33:1-39:29
5. Đền thờ mới 40:1-48:35
Mục đích: Lịch sử của Đaniên (Daniel) trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh tại xứ Babylon. Diễn tả quyền năng tối cao của Chúa trên cà trời đất, Ngài có quyền trên thiên nhiên, vậng mạng của đất nước, và chăm sóc dân sự Ngài.
Tác giả: Đaniên
Ngày viết: Khoảng năm 605-530 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách Đaniên ghi lại lịch sử khoảng 60-70 năm lưu đài. Đaniên bị lưu đài tại Babylôn trong thời vua Nebucátnếtsa, được ơn Chúa nên ông đã làm quan và làm tiên tri qua bốn đời vua Nêbucátnếtsa, Bênsátsa, Dariút (xứ Persia), và Siru. Tên Đaniên có nghĩa là "Chúa là Đấng phán xét tôi". Sách Đaniên còn có tên là sách Khải huyền của Cựu Ước (tiên tri về những ngày sau cùng - Apocalypse).
Đaniên là thanh niên bị bắt làm phu tù qua Babylôn trong đợt lưu đài lần thứ nhất, ông cùng các bạn được chọn và huấn luyện để trở thành những người hầu việc trong cung vua. Đaniên được ơn Chúa nên ngày càng thành công trong chức vụ tiên tri, giải mộng, và làm quan cho vua. Ông là người trung tín với Chúa trong mọi hoàn cảnh và chức vụ. Ông nói tiên tri và làm chứng về Chúa cho cả người Ysơraên, vua và các quan, và dân sự người ngoại. Đaniên là một người đặc biệt trung tín với Chúa, và trong Kinh Thánh không hề có điều gì tiêu cực hay tội lỗi nói về ông. Vì sách Đaniên viết tại xứ ngoại ban nên phần lớn được viết bằng tiếng Aramaic thay vì tiếng Hêbơrơ như các sách Cựu Ước khác.
Những Điểm Đặc Biệt:
Đaniên và ba bạn Hanania, Misaên, Asaria (1:7) - được lệnh phải ăn những thức ăn vua ban nhưng trái với luật Chúa, nhưng họ đã khôn ngoan từ chối. Vì sự trung tín, họ đã được ban phước rất nhiều, Chúa cũng làm nhiều phép lạ để cứu họ khỏi sự hảm hại của những người bắt bớ vì ganh tị. Sách Đaniên có rất nhiều phép lạ, các câu truyện anh hùng đức tin và sự trung tín với Chúa, nên nổi tiếng và vẫn được dùng trong các bài học kinh thánh và trường Chúa nhật: Đaniên giải mộng và tiên tri cho vua Nêbucátnếtsa (2), cho vua Bênsátsa (5), Bàn tay viết chử trên tường (5); Trung tín cầu nguyện và thờ phượng Chúa dầu bị cấm (6), giải thoát khỏi lò lửa (3); giải thoát khỏi hang sư tử (6); ... Những đoạn tiên tri nổi tiếng: hình ảnh về bốn con thú - bốn xứ Babylôn, Persia, Hy lạp (Creek), và La mã (Rome) (7); con chiên và dê đực (7,8); Bảy mươi tuần lễ (9); và sự ban thưởng cho người công bình nơi Thiên quốc.
Câu gốc: Đaniên 2:22
Chính Ngài tỏ ra những sự sâu xa kín nhiệm; Ngài biết những sự ở trong tối tăm và sự sáng ở với Ngài.
Đề Tài Chính:
1. Chúa hướng dẫn và dùng đời sống con dân Chúa và những người được chọn để thực hiện chương trình của Ngài, và làm vinh hiển danh Chúa. 2. Các vương quốc ở thế gian thành công và thất bại, nhưng Thiên quốc của Chúa bền vững đời đời. 3. Nếu hết lòng trung tín với Chúa, ơn phước và vinh hiển của Chúa sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn và chiến thắng âm mưu của ma quỉ. 4. Chúa quan tâm đến mọi vấn đề của đời sống con dân Ngài, ... ngay cả các thức ăn uống, và sự kiên ăn. 5. Chúa là Đấng tể trị của quá khứ, hiện tại và tương lai - Ngài là Đấng đáng để mọi người tin tưởng và thờ phượng.
Mục lục:
1. Đaniên được huấn luyện tại Babylôn 1:1-1:21
2. Đaniên và ba bạn dưới thời vua Nêbucátnếtsa 2:1-4:37
3. Chữ viết trên tường 5:1-5:31
4. Đức tin của Đaniên và hang sư tử 6:1-6:28
5. Chiêm bao của Đaniên, khải tượng và sự cầu nguyện 7:1-9:27
6. Đaniên tiên tri về tương lai của Ysơraên 10:1-12:13
Mục đích: Diễn tả hình ảnh yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho dân sự phạm tội.
Tác giả: Ôsê
Ngày viết: Khoảng năm 790-710 (B.C.). Sách Ôsê ghi lại trong khoảng thời gian 45 năm. Tiên tri Ôsê nói tiên tri cùng thời với các tiên tri Êsai, Amốt, và Michê. Tiên tri Ôsê còn được gọi là "Tiên tri với trái tim khổ đau."
Bối Cảnh:
Ôsê làm tiên tri của miền bắc xứ Ysơraên khi vua Giêrôbôam II làm vua. Và sau đó cũng nói tiên tri vùng miền nam xứ Giuđa qua các đời vua Ôxia, Giôtham, Acha và Êxêchia (Uzziah, Jotham, Ahaz, Hezekiah). Sách tiên tri Ôsê viết về thời kỳ trước khi dân Ysơraên bị lưu đài qua xứ Asiri (Assyria). Đất nước đang phồn thịnh về mặt vật chất, nhưng lại sa sút về tâm linh vì theo dân ngoại thờ thần Ba-anh và Át-tạt-tê (Baal, Ashtoreth), và cũng thờ bò vàng vua Giêrôbôam dã dựng tại Bêtên và Đan (Bethel và Dan).
Những Điểm Đặc Biệt:
Đời sống cá nhân của tiên tri Ôsê là hình ảnh về những điều Chúa muốn ông nói tiên tri. Theo lệnh của Chúa, Ôsê đã cưới kỵ nữ Gôme. Nhưng thay vì trung tín và biết ơn tha thứ của chồng, Gôme đã trở lại với những người tình cũ. Nhưng Ôsê vẫn trung tín, tha thứ và tìm mọi cách để đưa Gôme trở về với gia đình. Lời tiên tri của Ôsê cũng phản ảnh qua tên của ba người con: Gít-rê-ên, Lô-Ruhama, và Lô-Ammi (Jezreel, Lo-Ruhamah, Lo-Ammi) (Đoạn 1). Giống như Gôme, dân xứ Ysơraên cũng chạy theo các "người tình khác" (thờ thần tượng khác) thay vì trung tín trong hôn nhân với Đức Chúa Trời. Nhưng dầu Ysơraên không trung tín và thờ thần tượng, Chúa vẫn tha thứ và tìm mọi cách để đem dân sự trở về thờ phượng Ngài. Phần cuối sách Ôsê là chương trình và hình ảnh về sự tha thứ, phục hồi đức tin, và lời giao ước mới của Chúa.
++ Chú thích: + (1:4) - con trai, Gít-rê-ên (Chúa sẽ làm tản lạc - Xachari 10:9). + (1:6) - con gái, Lô-Ruhama (không được yêu, không có sự thương xót tha thứ). + (1:9) - con trai, Lô-Ammi (không phải dân Ta).
Câu gốc: Ôsê 3:1
Ðức Giê-hô-va bảo ta rằng: Hãy đi, lại yêu một người đàn bà tà dâm đã có bạn yêu mình, theo như Ðức Giê-hô-va vẫn yêu con cái Y-sơ-ra-ên, dầu chúng nó xây về các thần khác, và ưa bánh ngọt bằng trái nho.
Đề Tài Chính:
+ 1. Tình yêu của Đức Chúa Trời là vô điều kiện, đời đời, và biến đổi cuộc đời. + 2. Chúa yêu chúng ta đến nỗi Ngài phải trách phạt để giúp con cái Ngài tránh xa tội lỗi. + 3. Chúa ghét sự ngoại tình tâm linh lẫn thuộc thể. +4. Không có gì (kể cả hành động của chúng ta) có thể chia cách chúng ta khỏi tình yêu thương và sự thương xót của Chúa. + 5 Chúa quan tâm đến tất cả mọi vấn đề của con cái Ngài, kể cả hạnh phúc trong hôn nhân. + 6. Sự thiếu vắng tình yêu trong đời sống cá nhân sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự đau buồn của Chúa khi chúng ta từ chối tình yêu của Ngài.
Mục lục:
1. Ôsê được Chúa bảo đi cưới Gôme 1:1-3:5
2. Ysơraên phạm tội tà dâm thuộc linh 4:1-6:3
3. Ysơraên bị phán xét vì không ăn năn 6:4-10:15
4. Chúa yêu Ysơraên và hứa sẽ phục hồi Ysơraên 11:1-14:9
Mục đích: Nhắc nhở và cảnh cáo dân sự hãy từ bỏ tội lỗi và trở về với Chúa, Ngài đang kiên nhẫn và trì hoãn sự trách phạt.
Tác giả: Giôên. Tên Giôên có nghĩa "Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời." Tiên tri Giôên còn được gọi là "Tiên tri của Ngũ tuần." (Ngày Đức Thánh Linh giáng xuống trong Tân Ước, Ngày lễ cảm tạ Chúa trong tuần lễ thứ bảy sabát sau mùa gặt).
Ngày viết: Khoảng năm 835-800 (B.C.). Lời tiên tri của Giôên được ứng dụng cho đến khi thành Jêrusalem được xây dựng lại.
Bối Cảnh:
Sách tiên tri Giôên viết trong bối cảnh xứ Giuđa bị nạn cào cào tàn phá: mùa màng, vường tược, cây cối, ... Giôên dùng hình ảnh của cào cào để cảnh cáo về sự tấn công của quân đội ngoại ban vì tội lỗi của dân sự.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sự tàn phá kinh khiếp của cào cào tiếp theo nhiều mùa hạn hán khắp đất nước. Tiên tri Giôên dùng hình ảnh của tai họa để nhắc nhở dân sự hãy ăn năn tội và trở về cùng Chúa, nếu không quân đội ngoại ban sẽ tấn công và cũng gây sự tàn phá giống như vậy. Giôên kêu gọi dân sự và các lãnh đạo tôn giáo hãy hạ mình xuống, kiên ăn, cầu nguyện, và tìm kiếm sự tha thứ của Chúa. Nếu mọi người đáp ứng lại lời tiên tri, Chúa sẽ hồi phục và ban phước cho xứ sở về tâm linh lẫn vật chất. Nhưng Ngày của Chúa sẽ đến, khi đó sự kinh khiếp về cào cào sẽ rất nhỏ nhặt khi so sánh với sự phán xét và trách phạt của Chúa. Sau cùng, Giôên tiên tri về thành Jêrusalem sẽ được phục hồi và thịnh vượng trở lại.
Câu gốc: Giôên 2:12-13
12 Ðức Giê-hô-va phán: Bây giờ cũng hãy hết lòng trở về cùng Ta, kiêng ăn, khóc lóc và buồn rầu. 13 Hãy xé lòng các ngươi, và đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời các ngươi; vì Ngài là nhân từ và hay thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ.
Đề Tài Chính:
+1. Nếu không có sự ăn năn, sự phán xét và trách phạt chắc chắn sẽ đến. + 2. Đức tin thật không phải dựa trên sự thành công và vật chất -- vì có thể đánh mất dễ dàng -- nhưng phải dựa vào Đức Chúa Trời toàn năng. + 3. Đôi khi Chúa dùng thiên tai, sự đau thương khổ nạn, hay những việc xảy ra chung quanh để đem chúng ta trở lại gần gũi với Ngài. + 4. Lời Giao Ước của Đức Chúa Trời với con dân Ngài là lẽ thật và tồn tại đời đời.
Mục lục:
1. Sự tàn phá của cào cào (châu chấu) 1:1-2:11
2. Chúa thương xót và tha thứ cho sự ăn năn 2:12-2:27
3. Sự phán xét cuối cùng và chiến thắng của Chúa 2:28-3:21
Mục đích: Thông báo sự trách phạt của Chúa cho xứ Giuđa, vì tội tự mãn, thờ thần tượng và áp bức người nghèo khổ.
Tác giả: Amốt. Tiên tri Amốt còn được gọi là "Cây vả rừng của miền nam" và "Người chăn chiên vùng Tekoa, xứ Giuđa." Theo truyền thuyết, ông có thể là cha của tiên tri Êsai (2 Các Vua 19:2,20,...)
(++ "7:14 A-mốt trả lời cho A-ma-xia rằng: Ta không phải là đấng tiên tri, cũng không phải con đấng tiên tri; nhưng ta là một kẻ chăn, sửa soạn những cây vả rừng. 7:15 Ðức Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy, và Ðức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: 'Hãy đi nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên Ta.'"
Ngày viết: Khoảng năm 760-753 (B.C.). Trong khoảng thời gian 7-10 năm.
Bối Cảnh:
Amốt là người chăn chiên và hái trái cây tại vùng Tekoa (phía nam vùng Bếtlêhem). Chúa đã kêu gọi ông làm tiên tri dầu ông không phải là người học thức hay thuộc dòng họ của các thầy thông giáo (người Lêvi). Chúa đã dùng ông làm tiên tri cho xứ Ysơraên miền bắc. Lời tiên tri của ông nói về tai họa sắp xảy ra và sự lưu đài của dân sự vì tội lỗi và không ăn năn. Lời tiên tri của ông không được chú ý và coi thường vì đây là thời gian thịnh vượng của xứ Ysơraên. Amốt làm tiên tri trong thời vua Giêrôbôam II làm vua xứ Ysơraên, và vua Ôxia làm vua xứ Giuđa, khoảng 40 năm trước khi Ysơraên bị lưu đài qua xứ Asiri. Các tiên tri đương thời với ông là Êsai, Ôsê, và Michê.
Những Điểm Đặc Biệt:
Amốt tiên tri rằng bên ngoài xứ Ysơraên thành công, giàu có, và quyền lực; nhưng bên trong (tâm linh) đất nước đang sa sút tệ hại. Lời cảnh cáo của Amốt về tội lỗi với dân sự rất nhiều: Sự quên lãng Lời Chúa, thờ thần tượng (ngoại ban), tham lam, các lãnh đạo bất công, hối lộ, và hà hiếp người ngèo khổ, ... Amốt cũng tiên tri sự phán xét của Chúa cho các nước lân bang, xứ Giuđa của ông, và nhất là xừ Ysơraên. Hình ảnh tiên tri của ông chỉ với đề tài chính: Sự phán xét đã gần kề. Sau cùng, Chúa có lời hứa với Amốt về tương lai, Ngài sẽ phục hồi lại đất nước và dân sự còn xót lại.
Câu gốc: Amốt 5:24
Thà hãy làm cho sự chánh trực chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn.
Đề Tài Chính:
+ 1. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Công Bình đời đời, Ngài muốn con dân Ngài cũng sống một đời sống công bình. + 2. Chúa luôn chán ghét tội lỗi. + 3. Cái giá phải trả cho tội lỗi và không ăn năn rất là đắt. + 4. Chúa thường chọn những người hầu việc Ngài, mà thế gian không hiểu và từ chối. + 5. Chúa muốn những người được kêu gọi phải có trách nhiệm nhiều hơn trước mặt Chúa và dân sự. + 6. Sự cảnh cáo và phán xét của Chúa là chắc chắn. + 7. Những ai biết kính sợ và vâng lời Chúa sẽ nhận được ân điển và phước hạnh trong đời nầy và đời đời.
Mục lục:
1. Chúa phán xét các nước lân bang của Ysơraên 1:1-2:5
2. Chúa phán xét Ysơraên 2:6-6:14
3. Amốt có năm sự khải thị 7:1-9:10
4. Chúa hứa sẽ hồi phục Ysơraên 9:11-9:15
Mục đích: Cho biết Chúa sẽ đoán xét những người làm hại dân sự Ngài.
Tác giả: Ápđia. Tên Ápđia có nghĩa "Người hầu việc Chúa."
Ngày viết: Khoảng năm 848-840 (B.C.). Sách tiên tri Ápđia được viết vào thời gian thành Jêrusalem đang bị tấn công và tàn phá bởi kẻ thù. (Vào năm 848-840 B.C., nếu là dân Philitin và Arabi; hoặc vào khoảng năm 586 B.C., nếu vào thời vua Nếtbucátnếtsa, xứ Babylon xâm lấn). Thời gian diễn ra qua lời tiên tri Ápđia không nhất định, có thể trải qua cả ngàn năm.
Bối Cảnh:
Sách tiên tri Ápđia là sách ngắn nhất trong Cựu Ước, chỉ có 21 câu. Ápđia nói tiên tri về sự phán xét của Chúa với dân Êđôm vì tội lỗi của họ chống lại Chúa và dân sự Ngài. Dân Êđôm là dòng họ của Êsau, và dân Ysơraên (Giuđa) là dòng họ của người em sinh đôi Giacốp. Sự tranh chấp của hai anh em đã truyền qua nhiều thế hệ hơn cả ngàn năm. Vì sự tranh chấp nầy, dân Êđôm đã cấm không cho dân Ysơraên đi qua xứ họ trong thời kỳ lưu lạc trong samạc sau khi rời khỏi xứ Êdíptô. Sự kiêu hãnh và tự mãn của dân Êđôm bị Chúa cảnh cáo và phán xét cách nghiêm khắc.
Những Điểm Đặc Biệt:
Ápđia tiên tri lời sau cùng cho xứ Êđôm, và họ sẽ bị phán xét và hủy diệt hoàn toàn. Dân Êdôm rất kiêu hãnh và vui mừng khi khi thấy dân Ysơraên bị khổ nạn. Khi Ysơraên bị quân thù tấn công và yêu cầu dân Êđôm giúp đở thì họ từ chối mà còn giúp kẻ thù tấn công Ysơraên (Câu 10-14). Sau cùng Chúa hứa sẽ có giải cứu dân sự Ngài trên núi Siôn, còn nước thì thuộc về Đức Chúa Trời.
Câu gốc: Ápđia 15
Vì ngày của Ðức Giê-hô-va đã gần trên hết thảy các nước: bấy giờ người ta sẽ làm cho ngươi như chính mình ngươi đã làm; những việc làm của ngươi sẽ đổ lại trên đầu ngươi.
Đề Tài Chính:
+ 1. Chúa sẽ giúp chúng ta chiến thắng nếu hết lòng trung tín với Ngài. + 2. Đừng làm như Êđôm, chúng ta cần giúp người khác khi họ gặp hoạn nạn, nhất là anh chị em trong Chúa. + 3. Như người cha yêu thương, Chúa đôi khi cần sửa phạt con cái Ngài. + 4. Sự kiêu hãnh và tự mãn sẽ dẫn đến tội lỗi; (con dân Chúa không có gì để kiêu hãnh ngoài tình yêu thương và sự cứu rỗi của Chúa Jêsus Christ đã hy sinh cho chúng ta.) + 5. Tình yêu thương tha nhân rất dễ dàng, nhưng cần có sự giúp đở và quyền năng Chúa hướng dẫn để yêu người lân cận.
Mục lục:
1. Tiên tri về sự phán xét cho Êđôm 1-9
2. Tội lỗi của Êdôm 10-14
3. Chúa báo oán trên Êđôm 15-18
4. Ysơraên chiếm lấy Êđôm 19-21
Mục đích: Bày tỏ sự tha thứ và ân điển của Chúa dành cho mọi người biết ăn năn, kể cả người ngoại ban.
Tác giả: Giôna
Ngày viết: Khoảng năm 793-753 (B.C.)
Bối Cảnh:
Giôna là tiên tri duy nhất trong Cựu Ước từ vùng Galilê. Ông sinh ra tại Ysơraên và lớn lên tại thành Gát Hêphe (Gath Hepher), cách thành Nazarét khoảng 3 dặm. Giôna được Chúa giao cho sứ mạng nói tiên tri cho xứ Asiri (Assyria) tại thủ đô Ninive (Ninveh). Trách nhiệm nầy là điều khó khăn lớn cho Giôna vì dân Asiri rất tàn bạo, hay tấn công các nước lân bang, và là kẻ thù lâu đời của người Ysơraên. Vua Giêrôbôam II đang trị vì xứ Ysơraên. (Chú Thích: 1 dặm (miles) = 1,609 cây số (km)).
Những Điểm Đặc Biệt:
Sự sợ hãi và lòng kiêu hãnh đã khiến Giôna chạy trốn Chúa. Ông không muốn vâng lời Chúa đi nói tiên tri để cứu kẻ thù, ông nghĩ rằng Chúa sẽ không hủy diệt dân thành Ninive như Lời Ngài đã cảnh cáo. Ông đã lên tàu đi về hướng Tarêsi (Tarshish), ngược hướng với thành Ninive. Sau đó tàu gặp cơn bảo lớn, người trên tàu đã bắt thăm coi ai là người đã khiến gây ra tai họa, và Giôna bị chỉ ra. Ông thú tội đã trốn Chúa và yêu cầu họ quăng ông xuống biển để cứu những người trên tàu, họ đã làm như vậy, và ông đã bị một con cá rất lớn nuốt vào bụng. Trong bụng cá 3 ngày đêm (1:17), Giôna đã ăn năn tội với Chúa, và con cá đã nhã ông ra trên đất liền. Sau đó Giôna đã đi 500 dặm đến thành Ninive, nói tiên tri, Vua, triều đình và dân sự đã ăn năn tội dẫn đến cuộc phục hưng lớn (3). Nhưng Giôna lại có thái độ bất mãn vì dân thành Ninive đã ăn nặn tội. Nhưng Chúa đã dùng cây dưa cao, con sâu, nắng gắt và gió để dạy cho Giôna biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời yêu thương và hay thương xót tội nhân.
+ "Con cá lớn, sự phục hưng." Ý nghĩa của con cá nuốt Giôna để nói lên Chúa luôn tìm mọi cách để nhắc nhở và cứu giúp Giôna. Điều nầy giúp Giôna có cơ hội ăn năn tội và được phục hồi lại chức vụ của mình. Nhiều người cho rằng sự phục hưng của thành Ninive là công cuộc truyền giáo thành công nhất trong thời Cựu Ước.
Câu gốc: Giôna 4:11
Còn Ta, há không đoái tiếc thành lớn Ni-ni-ve, trong đó có hơn mười hai vạn người không biết phân biệt tay hữu và tay tả, lại với một số thú vật rất nhiều hay sao?
Đề Tài Chính:
+ 1. Không ai thành công trong việc trốn Chúa... Ngài luôn biết rõ mọi tư tưởng và hành động của mọi người. + 2. Chúa thường làm những việc vĩ đại qua những người không xứng đáng và ít được chọn nhất. + 3. Những gì loài người nghĩ là không thể được thường là cơ hội để Chúa chứng minh quyền năng của Ngài. + 4. Bất kể lòng yêu nước hay sự thù hận của chúng ta ... đừng bao giờ để xứ sở hay bất cứ người nào lên trên sự kêu gọi của Chúa. + 5. Bất kể chúng ta là ai, dân tộc nào, hay đã làm gì... Chúa luôn yêu thương mọi người. + 6. Luôn vui mừng khi người khác tin Chúa và được cứu là kinh nghiệm Chúa muốn chúng ta có đồng một mục đích và tâm tình với Ngài. + 7. Đôi khi Chúa có thể dùng thiên nhiên, loài vật, khí hậu,... hay bất điều gì trong sự sáng tạo của Ngài để giúp chúng ta gần gũi và biết rõ về Ngài hơn.
Mục lục:
1. Giôna chạy trốn Chúa 1:1-1:17
2. Giôna được giải cứu khỏi bụng cá 2:1-2:10
3. Giôna vâng lời Chúa và đi đến Ninive 3:1-3:10
4. Giôna tức giận vì sự thương xót và tha thứ của Chúa cho thành Ninive 4:1-4:11
Mục đích: Cảnh cáo về sự đoán phạt của Chúa sẽ đến, và kêu gọi sự ăn năn, quay về với Chúa để được tha thứ.
Tác giả: Michê
Ngày viết: Khoảng năm 735-698 (B.C.)
Bối Cảnh:
Michê là tiên tri của dân dã (đơn giản, thẳng thắng và có hiệu lực). Ông từ thành phố Môrêsét (Moresheth) của vùng Giuđa, khoảng 25 dặm đông nam của Jêrusalem. Mục vụ tiên tri của Michê gồm các vùng Giôtham, Acha, và Êxêchia (Jotham, Ahaz, Hezekiah). Đây là thời kỳ sóng gió của đất nước với sự bắt bớ, tham lam, và bóc lột. Xứ Ysơraên và Giuđa đang sống trong tội lỗi mặc dầu đang giàu có, vì thế lời tiên tri của Michê bị coi thường, không vui lòng và không phổ biến.
Những Điểm Đặc Biệt:
Lời tiên tri của Michê về tội lỗi trực tiếp cho dân sự thành Jêrusalem và Samari, thủ đô của Giuđa và Ysơraên. Sự phạm tội của những người cai trị, các tiên tri giả, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà buôn là nguyên nhân chính Chúa cảnh cáo Ngài sẽ đoán phạt đất nước. Nhưng trong sự phán xét, Michê cũng nói tiên tri về Đấng Mêsi sẽ sanh ra tại thành Bếtlêhem (Bethlehem) (5:1) -- 700 năm trước khi Chúa Jêsus Christ sanh ra. Bếtlêhem nhỏ bé đã trở thành bất tử bởi lời tiên tri nầy. Qua lời tiên tri của Michê, Chúa cũng hứa: Sau sự đoán phạt, những người còn xót lại và đất nước sẽ được phục hồi, và núi Siôn sẽ lại vươn cao (4:7).
+ "Sự công bình, thương xót, và hạ mình" là những lời tiên tri của Michê kêu goi dân sự hãy công bình trong hành động, có tình yêu thương và thương xót lẫn nhau, và hạ mình xuống bước đi với Chúa. (6:8 - câu gốc).
+ Michê 5:1 (5:2) "Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Ðấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng."
Câu gốc: Michê 6:8
Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Ðức Giê-hô-va đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Ðức Chúa Trời ngươi sao?
Đề Tài Chính:
+ 1. Chúa luôn cảnh cáo trước khi phán xét để ai biết ăn năn sẽ tránh được sự sầu khổ và đoán phạt. + 2. Sự phán xét của Chúa là chắc chắn nếu lời tiên tri cảnh cáo bị coi thường và không có sự hối cải. + 3. Chúa kỷ luật và đoán phạt vì Ngài yêu chúng ta. + 4. Chúa biết tội lỗi sẽ hủy diệt con người, và Ngài muốn cứu và làm con người được trọn ven trong sự vâng lời... + 5. Sau sự đoán phạt, Chúa hứa sẽ phục hồi những ai biết ăn năn và trung tín với Ngài.
Mục lục:
1. Khải tượng của Michê về sự phán xét cho Samari và Giêrusalem 1:1-1:16
2. Phán xét cho các lãnh đạo và tiên tri 2:1-3:12
3. Vua Cứu Rỗi sẽ đến 4:1-5:9
4. Chúa phán xét và ban phước cho Ysơraên 5:10-7:20
Mục đích: Thông báo sự trừng phạt của Chúa cho xứ Asiri (Assyria), và an ủi dân sự Ngài đang bị áp bức.
Tác giả: Nahum
Ngày viết: Khoảng năm 663-612 (B.C.)
Bối Cảnh:
Sách Nahum là lịch sử tiếp theo của sách Giôna. Trong sách Giôna, dân thành Ninive (thủ phủ xứ Asiri) đã ăn năn tội dẫn đến cuộc phục hưng lớn, và Chúa đã dời lại sự phán xét dành cho họ. Nhưng 150 năm sau, Ninive lại trở nên thành phố tội lỗi nhiều hơn ngày xưa. Lúc nầy xứ Asiri đang trong thời cực thịnh, rất là kiêu hãnh, giàu có và quyền thế. Nahum, nhà tiên tri từ vùng Êncót (Elkosh) (1:1), được Chúa giao trách nhiệm nói tiên tri về sự phán xét Chúa dành cho thành Ninive và Ngài sẽ an ủi dân sự Ysơraên.
Những Điểm Đặc Biệt:
Asiri đã liên tục tấn công và chiếm đóng các nước lân bang. Dân Asiri là dân tàn ác -- hung dữ, bướng bỉnh, và vô đạo lý -- tội lỗi của họ đối với các nước lân bang và dân sự Chúa đã dẫn đến sự phán xét của Chúa. Nahum tiên tri về sự hủy diệt của thành Ninive, điều nầy xảy ra vài năm sau khi nước lục của sông Hiđêke (Tigris) đã làm vở đê và phá hủy phần lớn tường thành vĩ đại bao bọc Ninive. Quân của Babylôn nhờ đó đã tấn công vào thành. Sự hủy diệt của Ninive là kết thúc, còn sự đoán phạt và tàn phá của xứ Giuđa là tạm thời và sẽ được Chúa phục hồi.
+ "Sự phẩn nộ, sự an ủi của Chúa." Qua cái nhìn của con người Ninive là thành phố vững chắc và quyền lực. Tường thành bọc chung quanh thành cao khoảng 30 mét (100 feet) -- chiều rộng trên mặt thành có thể cho sáu xe ngựa chạy được -- và bên trong còn một vách thành dầy thêm khoảng 18 mét. Thành có khoảng gần 200 tháp canh cao hơn tường thành 30 mét. Nhưng sự vững chắc và kiêu hãnh của thành Ninive không thể tránh khỏi sự phẩn nộ và trách phạt của Chúa. Tiên tri Nahum luôn có lời an ủi cho dân sự Ngài: Chúa sẽ đoán xét kẻ có tội -- "Ðức Giê-hô-va chậm giận và có quyền lớn; nhưng Ngài chẳng cầm kẻ mắc tội là vô tội." (1:3).
Câu gốc: Nahum 1:7-9
7 Ðức Giê-hô-va là tốt lành, làm đồn lũy trong ngày hoạn nạn, và biết những kẻ ẩn náu nơi Ngài. 8 Nhưng Ngài dùng nước lụt hủy diệt chỗ kẻ ác, và đuổi kẻ thù nghịch mình vào sự tối tăm. 9 . Các ngươi sẽ lập mưu gì nghịch cùng Ðức Giê-hô-va? Ngài sẽ diệt hết cả, sẽ chẳng có tai nạn dậy lên lần thứ hai.
Đề Tài Chính:
+ 1. Đức Chúa Trời kiên nhẫn và chậm giận. + 2. Lời ngợi khen Chúa từ môi miệng và tấm lòng thành qua hành động sẽ giúp chúng ta thờ phượng Chúa trong lẽ thật. + 3. Một người với sự trợ giúp của Chúa còn hơn cả số đông. + 4. Lời hứa và tiên tri của Chúa là chắc chắn... cho sự ban phước hay phán xét. + 5. Con dân Chúa nên học kinh nghiệm không phải nơi sự khôn ngoan và sức mạnh của chính mình hay con người nhưng ... từ Đức Chúa Trời quyền năng và Lời Kinh Thánh. + 6. Sự trả thù thuộc về Chúa mà thôi (Phục Truyền 32:35; Rôma 12:19).
Mục lục:
1. Khải tượng của Nahum về quyền năng và sự giải cứu của Chúa cho Giuđa 1:1-1:14
2. Sự hủy diệt thành Ninive 1:15-2:13
3. Lý do thất bại của Ninive 3:1-3:19
Mục đích: Bày tỏ quyền tối cáo và sự kiểm soát của Chúa trên thế gian mặc dù tội lỗi đang lan tràn khắp nơi.
Tác giả: Habacút
Ngày viết: Khoảng năm 609-589 (B.C.)
Bối Cảnh:
Tiên tri Habacúc được Chúa sai nói tiên tri cảnh cáo dân sự Giuđa về sự phán xét sẽ đến. Những ngày trước khi bị chiếm đóng và lưu đài, xứ Giuđa đang sống trong sự bạo động vì tội lỗi đang lan tràn khắp nơi. Habacúc từ xứ Giuđa, là tiên tri đương thời với tiên tri Giêrêmi.
Những Điểm Đặc Biệt:
Habacúc đang chứng kiến sự bỏ đạo, sự hối lộ và bóc lộc của dân xứ Giuđa, ông đã cầu nguyện nói chuyện với Chúa. Ông hỏi Chúa tại sao Ngài lại làm ngơ để tội lỗi lan tràn khắp nơi. Chúa trả lời Ngài sẽ cho xứ Babylôn xâm lấn và ngọn roi trách phạt lên xứ Giuđa. Nhưng điều nầy càng làm Habacúc phiền lòng và thắc mắc: Tại sao Chúa lại cho phép một dân tàn bạo và tội lỗi hơn đến trách phạt xứ Giuđa? Chúa cho Habacúc sự thông sáng để hiểu thấu về đường lối tốt đẹp của Ngài khác với loài người. Đức Chúa Trời là thiện, công bình, và thông sáng, và trách nhiệm của con người là đức tin vào sự sáng tạo và luât pháp tốt đẹp của Ngài. Chúa cũng cho Habacúc biết sự phán xét và hủy diệt của Ngài dành cho tôi lỗi của xứ Babylôn. Habacúc học được bài học về sự luôn trung tín và sự ngợi khen đường lối toàn thiện của Đức Chúa Trời.
Câu gốc: Habacúc 3:2
Hỡi Ðức Giê-hô-va! Tôi đã nghe danh tiếng Ngài thì tôi sợ hãi. Hỡi Ðức Giê-hô-va! xin Ngài lại khiến công việc Ngài dấy lên giữa các năm, Tỏ ra cho biết giữa các năm; Khi Ngài đang giận, xin hãy nhớ lại sự thương xót!
Đề Tài Chính:
+ 1. Lẽ thật suốt cả Kinh Thánh cho con dân Chúa biết Ngài ghét tội lỗi, không điều đình và thỏa hiệp với tội lỗi, nhưng Ngài luôn yêu tội nhân. + 2. Dầu bất cứ việc gì xảy ra, hay hoàn cảnh như thế nào, chúng ta phải luôn trung tín, tin tưởng, và Ngợi khen danh thánh của Chúa. + 3. Một cuộc đời sống bởi đức tin sẽ luôn được phước hạnh trong ân điển và hạnh phúc Chúa ban. + 4. Chúng ta có thể cầu nguyện với Chúa bất cứ điều gì ... kể cả những sự ghi ngờ và sợ hãi. + 5. Nếu chúng ta càng hiểu về Đấng Tạo Hóa (qua Kinh Thánh, kinh nghiệm bản thân, và những lời chứng), chúng ta sẽ càng có sự thông sáng và hiểu biết về chương trình và mục đích tốt đẹp Ngài dành cho sự tạo dựng của Ngài.
Mục lục:
1. Habacút phàn nàn về sự bất công 1:1-1:4
2. Chúa trà lời 1:5-1:11
3. Habacút phàn nàn về người gian ác đang thắng thế 1:12-2:1
4. Chúa trả lời 2:2-2:20
5. Habacút cầu nguyện ca ngợi Chúa 3:1-3:19
Mục đích: Cảnh cáo sự tự mãn của dân sự và kêu gọi họ hãy trở lại trong sự ăn năn vâng phục Chúa.
Tác giả: Sôphôni
Ngày viết: Khoảng năm 640-612 (B.C.)
Bối Cảnh:
Tiên tri Sôphôni (đương thời với tiên tri Giêrêmi), sống tại Jêrusalem. làm tiên tri xứ Giuđa trong thời vua trẻ Giôsia (Josiah), trong những năm sau cùng trước khi Giuđa bị chiếm đóng. Giôsia là một vua trẻ yêu mến Chúa, có chịu ảnh hưởng của tiên tri Sôphôni, vua đã làm nhiều cuộc cải cách để phục hồi sự thờ phượng Đức Chúa Trời, và phá bỏ các thần tượng nơi cao. Nhưng sự cải cách tôn giáo vẫn không đủ để giúp dân sự quay về với Chúa. Xứ Giuđa ngày càng nhiều người bỏ đạo và tội lỗi lan tràn. Sôphôni tiên tri về sự phán xét của Chúa sẽ đến với xứ Giuđa trong tương lai gần và các thế hệ mai sau. Sôphôni có thể là cháu chít của vua Êxêchia (Hezekiah) xứ Giuđa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách Sôphôni nói tiên tri về sự phán xét. Tiên tri Sôphôni đã dùng hình ảnh để diễn tả trong 53 câu của sách về sự trách phạt và tàn phá sẽ xảy ra cho xứ Giuđa, Phalêtin, Môáp, Ammôn, Cusơ, và Asiri. Tội lỗi dẫn đến sự xâm lăng và tàn phá cho thành Jêrusalem xứ Giuđa đã được nói nhiều. Nhưng Chúa sẽ ban ơn phước trong tương lai cho những ai biết kính sợ và quay về với Chúa, không phân biệt người Giuđa hay người ngoại bang. Lời hứa Chúa sẽ giữ lại một số dân cho Ysơraên, và Ngài sẽ hồi phục lại đất nước, và cả thế giới sẽ biết đến danh Chúa và ngợi khen Ngài (3).
Câu gốc: Sôphôni 2:3
Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của đất, làm theo mạng lịnh của Chúa, hãy tìm kiếm Ðức Giê-hô-va, tìm kiếm sự công bình, tìm kiếm sự nhu mì, hoặc giả các ngươi sẽ được giấu kín trong ngày thạnh nộ của Ðức Giê-hô-va.
Đề Tài Chính:
+ 1. Đức Chúa Trời không có thành kiến hay kỳ thị... Ngài ghét tội lỗi và yêu mến những ai biết kính sợ vâng lời Ngài, bất kể họ là ai. + 2. Chúa muốn con dân Ngài có tấm lòng thánh sạch, không qua sự giả hình hình thức bề ngoài. + 3. Ngày phán xét của Chúa sẽ đến, và ngày đó sẽ lớn hơn bất cứ sự kiện nào đã xảy ra cho con người. + 4. Sự tha thứ và phục hồi hòa thuận lại với Chúa được ban cho tất cả mọi người có tấm lòng chân thật ăn năn tội.
Mục lục:
1. Chúa phán xét Giuđa 1:1-2:3
2. Chúa phán xét các nước lân bang của Giuđa 2:4-3:8
3. Chúa phục hồi Giuđa 3:9-3:20
Mục đích: Kêu gọi dân sự hãy hoàn tất việc xây dựng lại đền thờ Đức Chúa Trời.
Tác giả: Aghê
Ngày viết: Khoảng năm 530 (B.C.)
Bối Cảnh:
Đã nhiều năm qua từ khi Xôrôbabên (Zerubbabel) (quan tổng đốc) và Giôsuê (thầy tế lễ cả) hướng dẫn dân sự bị lưu đài trở về Jêrusalem lần đầu, với mục đích xây dựng lại đền thờ Đức Chúa Trời. Aghê dầu tuổi đã cao, cũng trở về trong lúc đó. Lúc nầy dân sự với tinh thần hăng say lúc ban đầu đang gặp khó khăn. Họ cho phép kẻ thù và những người chống đối nói lời tiêu cực làm họ nản lòng, công thêm khó khăn về vật chất, và nhiều người đang bận xây cất và sửa sang nhà riêng của mình, khiến họ phải tạm ngưng việc xây dựng đền thánh sau khi chỉ xây xong cái nền của đền thờ. Thần của Đức Chúa Trời đã cảm động tiên tri Aghê để ông nhắc nhở và khuyến khích dân sự hãy trở lại tiếp tục xây dựng đền thánh.
Những Điểm Đặc Biệt:
Tiên tri Aghê dầu tuổi đã cao, ông vẫn vâng lời Chúa, khuyên bảo và khuyến khích dân sự tiếp tục trở lại xây dựng đền thánh sau khi bị tạm ngưng. Cách tốt nhất để nhắc nhở dân sự là Aghê nói về ơn phước Chúa sẽ ban cho những ai biết đặt Chúa trên hết trong cuộc đời, và hình ảnh về sự vinh hiển của Chúa sẽ ngự xuống nơi đền thánh sau khi được hoàn tất. Dầu Aghê nói tiên tri với niềm trông cậy, nhưng cũng có lời cáo trách về việc Chúa sẽ phán xét về tội lỗi của dân sự, và khuyên họ hãy ăn năn. Xorôbabên và Giôsuê cũng được giao trách nhiệm phải có đức tin vào sự hướng dẫn của Thần Đức Chúa Trời trong sự lãnh đạo dân sự. Lời tiên tri trong đoạn cuối cũng nhắc đến Đức Chúa Trời sẽ cai trị đời đời, và những người hầu việc Ngài như Xôrôbabên sẽ được ban thưởng sau khi giúp dân sự xây dựng xong đến thánh.
Câu gốc: Aghê 1:4
Nay có phải là thì giờ các ngươi ở trong nhà có trần ván, khi nhà Ta hoang vu sao?
Những Điểm Đặc Biệt:
+ 1. Đề kế thúc việc xây dựng... Phải có sự bắt đấu và liên tục. + 2. Công việc chỉ xong phân nữa, là công việc dỡ dang. + 3. Nếu ai biết giao phó cuộc đời và công việc theo đường lối Chúa, Ngài sẽ ban phước và hướng dẫn cho mỗi bước đi. + 4. Hãy cẩn thận tránh những sự thỏa hiệp không đẹp lòng Chúa. + 5. Đôi khi chúng ta chỉ thỏa lòng với điều tốt... khi chúng ta có thể đạt đến điều tốt nhất. + 6. Sự thành công vật chất theo tiêu chuẩn thế gian không có sự thỏa lòng lâu dài khi chúng ta bỏ qua sự hướng dẫn và tiêu chuẩn thuộc linh của Chúa.
Mục lục:
1. Aghê truyền lệnh Chúa để xây lại Đền Thờ 1:1-1:15
2. Sự vinh hiển của Đền Thờ mới 2:1-2:9
3. Lời hứa ban phước 2:10-2:10
4. Chúa chiến thắng và khen thưởng Xôrôbabên 2:20-2:23
Mục đích: Đem niềm hy vọng đến cho dân sự Chúa qua tiên tri về Đấng Mêsi sẽ đến để cứu chuộc mọi người.
Tác giả: Xachari
Ngày viết: Khoảng năm 520-518 (B.C.)
Bối Cảnh:
Khoảng hai tháng sau khi Aghê nói tiên tri tại Jêrusalem, Xachari bắt đầu mục vụ tiên tri tương tự. Xachari là con của Barachi và cháu của Yđô, là những người trở về Jêrusalem với sự hướng dẫn của Xôrôbabên. Xachari tiên tri để kêu gọi, khuyến khích, an ủi, và cảnh tỉnh những người được kêu gọi xây dựng đến thánh Chúa.
Những Điểm Đặc Biệt:
Sách tiên tri Xachari bắt đầu với một loạt sứ điệp về những hình ảnh trừu tượng, với mục đích khuyến khích con dân Chúa và cũng để cảnh cáo những dân và xứ không biết kính sợ vâng lời Chúa. Xachari cũng giống như tiên tri Aghê, nói tiên tri để động viên và khuyến khích dân sự mau chóng hoàn thành việc xây dựng đền thánh Chúa (họ đã hoàn tất 4 năm sau đó). Ông cũng khuyên mọi người hãy bước đi trong sự trung tín vâng lời Chúa. Qua sứ điệp của các tiên tri, dân sự thức tỉnh và hăng say xây dựng đền thánh vì họ nhận biết sự thờ phượng và vinh quang của Chúa sẽ không ngự trên đền thánh... nếu đền thánh đó không được hoàn tất. Tiên tri của Xachari gầm có những sứ điệp: Chúa chọn người công bình tên Chồi Móng (Branch) (6); Đấng Mêsi vào thành vinh hiển cỡi lừa (9); sự phản bội vì 30 đồng bạc (11). Sách kết thúc vớ "Ngày của Đức Chúa Trời" và sự phục hồi xứ Ysơraên.
Câu gốc: Xachari 9:9-10
9 Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái. 10 Ta sẽ trừ tiệt xe cộ khỏi Ép-ra-im, và ngựa khỏi Giê-ru-sa-lem; cung của chiến trận cũng sẽ bị trừ tiệt, và Ngài sẽ phán sự bình an cho các nước; quyền thế Ngài sẽ trải từ biển nầy đến biển kia, từ Sông cái cho đến các đầu cùng đất.
Đề Tài Chính:
+ 1. Đường lối Chúa không chỉ tốt theo Ý Chúa... nhưng cũng tốt cho chúng ta. + 2. Chúng ta không sợ khó khăn trở ngại khi đang đứng về phía Chúa. + 3. Chúa muốn hành động trong sạch, nhưng quan trọng hơn Ngài muốn mục đích và động cơ trong sạch cho hành động. + 4. Người thật sự yêu mến Chúa cũng có lòng thương xót và yêu thương người lân cận. + 5. Đức Chúa Trời có chương trình cứu rỗi (qua Chúa Jêsus Christ) ngay từ lúc ban đầu khi tội lỗi vào thế gian. + 6. "... Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần Ta,..." (4:6).
Mục lục:
1. Xachari kêu gọi sự ăn năn 1:1-1:6
2. Xachari có tám khải tượng từ Đức Chúa Trời 1:7-6:8
3. Thầy tế lễ Giôsua được phong chức 6:9-6:15
4. Chúa muốn sự vâng lời hơn sự giả hình 7:1-7:14
5. Chúa hứa ban phước cho Ysơraên 8:1-8:23
6. Kè thù của Ysơraên bị phán xét 9:1-9:8
7. Đấng Mêsi sẽ đến và sự tể trị của Ngài 9:9-14:21
Mục đích: Nhắc nhở dân sự về tội lỗi vi phạm, và kêu gọi sự hồi phục lại mối liên hệ với Chúa.
Tác giả: Malachi
Ngày viết: Khoảng năm 450-400 (B.C.)
Bối Cảnh:
Đền thánh Chúa đã hoàn tất. Mục vụ tiên tri của Aghê và Xachari đã xong, nhưng lời tiên tri vẫn tiêp tục qua tiên tri Malachi và tiên tri đương thời Nêhêmi. Một lần nữa dân sự lại trở về với sự phạm tội đang lan rộng không đẹp lòng Chúa,... Họ bỏ qua sự thờ phượng, chăm sóc đền thánh, dân hiến cho Chúa, với những người lãnh đạo không biết kính sợ Chúa, và chia rẽ nhau. Đã 100 năm từ khi dân sự được trở về thành Jêrusalem, lúc nầy họ đang nản lòng vì tội lỗi, sự bắt bớ, thử thách, hạn hán, mất mùa, lo lắng chiến tranh,...
Những Điểm Đặc Biệt:
Tiên tri Malachi nói sứ điệp về sự phán xét cho dân sự và xứ sở vì họ không vâng lời Chúa và trở về với tội lỗi cũ của quá khứ. Qua những cuộc đối thoại với Chúa, Ngài đã cảnh cáo về tội lỗi và sự ương ngạn của dân sự. Sách Malachi là sách tiên tri duy nhất Chúa không có lời hứa giải cứu và phục hồi dân sự... nhưng chỉ có sự phán xét. Lịch sử loài người cũng giống như sự kết thúc của Cựu Ước sách Malachi, mọi người đều phải chịu "sự phán xét của Chúa." Nhưng, Chúa hứa sẽ cho đấng tiên tri Êli đến để hồi phục tâm linh của cha con nhắc nhở lẫn nhau (4:4-6). Lời tiên tri nầy đã được thực hiện 400 năm sau, qua Giăng Báptít đến như một tiên tri để chuẩn bị và dọn đường cho Chúa Cứu Thế Jêsus Christ.
-- Malachi 4:4-6 -- "4 Các ngươi khá nhớ lại luật pháp của đầy tớ Ta là Môi-se, mà Ta đã truyền cho nó tại Hô-rép, tức là những lề luật và mạng lịnh cho cả Y-sơ-ra-ên. 5 Nầy, Ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Ðức Giê-hô-va chưa đến. 6 Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo Ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy. "
Câu gốc: Malachi 4:1-2
1 Vì nầy, ngày đến, cháy như lò lửa. Mọi kẻ kiêu ngạo, mọi kẻ làm sự gian ác sẽ như rơm cỏ; Ðức Giê-hô-va vạn quân phán: Ngày ấy đến, thiêu đốt chúng nó, chẳng để lại cho chúng nó hoặc rễ hoặc nhành. 2 Nhưng về phần các ngươi là kẻ kính sợ danh Ta, thì mặt trời công bình sẽ mọc lên cho, trong cánh nó có sự chữa bịnh; các ngươi sẽ đi ra và nhảy nhót như bò tơ của chuồng.
Đề Tài Chính:
+ 1. Hãy nhớ lại bài học lịch sử chiến thắng của Chúa để giúp chúng ta có sự chọn lựa đẹp lòng Chúa trong mọi thời đại. + 2. Dâng hiến cho Chúa và công việc Nhà Ngài là một đặc ân tự nguyện, không phải là sự ép buộc hay khổ nạn. + 3. Nếu muốn, hãy thử,... sẽ không ai có thể dâng nhiều hơn ơn phước Chúa ban. + 4. Đừng coi thường sự cảnh cáo về tội lỗi. + 5. Chương trình của Chúa bao gồm cả lich sử của nhân loại.
Mục lục:
1. Chúa yêu Ysơraên 1:1-1:5
2. Ysơraên làm ô uế của lễ dâng 1:6-1:14
3. Chúa khiển trách các thầy tế lễ 2:1-2:9
4. Ysơraên phạm tội nghịch cùng Chúa 2:10-3:15
5. Lời hứa và phần thưởng cho những ai kính sợ Chúa 3:16-4:6
B.C. (Trước Công Nguyên):
(?) Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất
(?) Noê (Noah) đóng tàu và lục đại hồng thủy
2166 B.C. Ápram sinh ra
2091 (1925) Ápraham di cư đến Canaan
2066 (1900) Ysác sinh ra
2006 (1840) Giacốp (Jacob) & Êsau sinh ra
1929 (1764) Giacốp trốn qua Haran
1915 (1750) Giôsép (Joseph) sinh ra
1898 (1733) Giôsép bị bán làm nô lệ
1885 (1720) Giôsép lãnh đạo tại Ai-Cập
1805 (1640) Giôsép qua đời
1805 Người Ysơraên bị bắt làm nô lệ tại Ai-Cập
1446 (1280) Giải thoát khỏi Ai Cập
1445 (1279) Được ban cho 10 Điều Răn; Lưu lạc trong đồng vắng
1444 (1278) Ysơraên đóng trại tại núi Sinai / Lập sổ dân lần đầu tiên.
1443 (1277) Dọ thám xứ Cana lần đầu; Lưu lạc trong đồng vắng
1406 (1240) Môise qua đời, Giôsuê thay thế, Ysơraên tiến vào Canaan
1375 (1220) Các Quan Xét cai trị dân
1367-1327 (1202-1162) Ótniên (Othniel)
1309-1229 (1184-1104) Êhút (Ehud)
1209-1169 (1192-1152) Đêbôra (Deborah)
1162-1122 (1146-1106) Giđêôn (Gideon)
1105 (1083) Samuên sinh ra
1075-1055 (1083-1063) Samson
1050 (1045) Saolơ được xức dầu làm vua;
1050 Đất nước hiệp nhất
1040 Đavít sinh ra
1025 Đavít được xức dầu; đánh bại Goliath
1010 Saolơ qua đời; Đavít làm vua xứ Giuđa
1003 Đavít làm vua cả xứ Ysơraên
997(?) Đavít phạm tội cùng Bátsêba (Bathsheba)
991 Salômôn sinh ra
980(?) Đavít lập sổ dân
970 Đavít qua đời; Salômôn làm vua
966-959 Đền thờ được xây dựng
959 Đền thờ hoàn tất
930 Đất nước chia đôi
925 Shishak tấn công Jerusalem
910 Asa làm vua xứ Giuđa
875 Êli (Elijah) bắt đầu chức vụ tiên tri
874 Ahab làm vua xứ Ysơraên
872 Jehoshaphat làm vua xứ Giuđa
857 Ben-hadad tấn công xứ Samaria
853 Ahab chết trong chiến trân
848 Êlisê (Elisha) trở thành tiên tri
848 Êli (Elijah) truyền chức vụ lại cho Êlisê (Elisha)
841 Jehu làm vua xứ Ysơraên
841 Athaliah chiếm ngôi vua xứ Giuđa
835 Joash làm vua xứ Giuđa
798 Jehoash làm vua xứ Ysơraên
797 Êlisê (Elisha) chấm dứt chức vụ tiên tri
796? Joel chấm dứt chức vụ tiên tri
793 Jeroboam II làm vua xứ Ysơraên
793 Jonah trở thành tiên tri
792 Uzziah (Azariah) làm vua xứGiuđa
785? Jonah nói tiên tri cho thành Nineveh
783 Shalmaneser IV làm vua xứ Assyria
772 Ashur-dan III làm vua xứ Assyria
760 Amos trở thành tiên tri
754 Ashur-nirari V làm vua xứ Assyria
753 Jonah chấm dứt chức vụ tiên tri
753 Hosea trở thành tiên tri;
753 Vua Zechariah của Ysơraên bị giết
752 Vua Shallum của Ysơraên bị ám sát
750 Amos chấm dứt chức vụ tiên tri
750 Jotham làm vua xứ Giuđa
743 Tiglath-Pileser III tân công Ysơraên
742 Micah trở thành tiên tri to Giuđa
742 Pekahiah làm vua xứ Ysơraên
740 Êsai trở thành tiên tri to Giuđa
735 Ahaz làm vua xứ Giuđa
732 Hoshea làm vua xứ Ysơraên
722 Ysơraên (miền bắc) bị xứ Assyria chiếm
715 Hezekiah làm vua xứ Giuđa
715 Hosea chấm dứt chức vụ tiên tri
701 Sennacherib quở trách Hezekiah
697 Manasseh làm vua xứ Giuđa
687 Micah chấm dứt chức vụ tiên tri
681 Êsai chấm dứt chức vụ tiên tri
669 Ashurbanipal làm vua xứ Assyria
663 Xứ Thebes bị sụp đổ; Nahum trở thành tiên tri
640 Josiah làm vua xứGiuđa
627 Jeremiah trở thành tiên tri to Giuđa
622 Sách Luật Pháp tìm thấy trong đền thờ
621 Zephaniah chấm dứt chức vụ tiên tri
612 Habakkuk trở thành tiên tri
612 Thành Nineveh sụp đổ
609 Assyria chiếm đóng toàn vùng
605 Babylonians thắng trận tại Carchemish
605 Dân Giuđa bị bắt làm phu tù lần đầu
605 Đaniên bị bắt qua Babylon
597 Babylon tấn công xứ Giuđa lần thứ hai
597 Dân Giuđa bị bắt làm phu tù lần thứ hai
597 Êxêchiên bị bắt làm qua Babylon
593 Êxêchiên làm tiên tri tại Babylon
588 Habakkuk chấm dứt chức vụ tiên tri
586 Xứ Giuđa (miền nam) bị xứ Babylon chiếm
586 Thành Jerusalem bị hủy diệt; dân bị bắt làm phu tù qua xứ Babylon
586 Jeremiah chấm dứt chức vụ tiên tri
553 Đaniên đoán mông lần đầu
539 Xứ Babylon bị lật đổ bởi xứ Cyrus
539 Đaniên bị bỏ vào hang sư tử
538 Vua Cyrus ban lệnh cho phép dân Giuđa trở về Jêrusalem lần đầu
536 Bắt đầu xây dựng lại đền thờ
535 Đaniên chấm dứt chức vụ tiên tri
530 Xây dựng đền thờ bị ngưng
522 Darius I làm vua xứ Persia
520 Haggai và Zechariah trở thành tiên tri
520 Haggai và Zechariah nói tiên tri
520 Xây dựng đền thờ được tiếp tục
515 Hoàn tất xây dựng đền thờ
486 Xerxes làm vua xứ Persia
479 Êxơtê trở thành hoàng hậu
474 Haman âm mưu tiêu diệt dân Giuđa
473 Lễ Giải thoát (Purim) tổ chức lần đầu
465 Artaxerxes I làm vua xứ Persia
458 Êxơra trở về Jerusalem
445 Nêhêmi trở về Jerusalem; bức tường đền thờ hoàn tất
433 Nêhêmi trở lại Babylon
432 Nêhêmi trở về Jerusalem
430(?) Malachi bắt đầu chức vụ tiên tri