Cấu tạo của cột sống có bao nhiêu đốt? Nguyên nhân cột sống bị thoái hóa

Cấu tạo cột sống có mấy đốt chắc hẳn cũng là thắc mắc của khá nhiều người. Cột sống chính là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các bộ phận trên cột sống như xương dây chằng cùng với các đĩa đệm giúp bảo vệ tủy sống. Cấu tạo này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cột sống thường bị thoái hóa khi về già. Hãy cùng với Việt nam Forestry tìm hiểu về cấu tạo của cột sống ngay trong bài viết này nhé.

Cấu tạo của cột sống có bao nhiêu đốt

Cột sống của mỗi con người bao gồm 33 đốt sống được khớp nối với nhau, cách nhau bằng đĩa đệm. Các đốt sống có khớp nối được nhóm lại thành các vùng riêng. 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực của ngực, 5 đốt sống thắt lưng của lưng dưới trên xương chậu.

Cột sống của mỗi người gồm có 33 đốt sống tạo thành. Đó là:

  1. 7 đốt sống ở cổ được đánh số từ C1 đến C7
  2. 12 đốt sống ở lưng đánh số từ D1 cho đến D12
  3. 5 đốt sống ở thắt lưng đánh số từ L1 cho đến L5
  4. 5 đốt sống ở hông được đánh số từ S1 cho đến S5
  5. 4 đốt sống cụt

5 loại đốt sống này hợp lại với nhau tạo thành một cột sống lớn để giữ vững nâng đỡ cơ thể. Giữa những đốt sống là các đĩa đệm.

Cấu tạo của một đốt sống

Mỗi đốt sống đều có cấu tạo gồm:

  1. Thân đốt sống: cấu tạo hình trụ, có hai mặt là mặt trên và mặt dưới, hơi lõm ở phần giữa và ở xung quanh có vành đặc. Đốt sống gồm có hai mảnh cung, hai cuống cung , cùng với thân đốt tạo nên lỗ đốt sống .
  2. Bờ trên và bờ dưới của mỗi cuống đốt sống đều có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống khớp lại với nhau, hai khuyết đó sẽ tạo thành khoang đốt sống. Là nơi để các dây thần kinh cột sống đi qua.
  3. Các mõm đốt sống gồm có :
  • Mõm gai nằm ở giữa mặt sau của phần cột sống. Hướng ra sau và xuống dưới.
  • Mõm ngang là nơi nối giữa phần cuống với phần nhánh đi ngang qua phía ngoài.
  • Mõm khớp trên và dưới đều có 1 diện khớp để nối đốt sống liền lại với nhau.
  • Lỗ đốt sống được giới hạn ở phía trước bởi phần thân đốt sống, ở khu hai bên và ở phía sau bởi phần cung đốt sống, khi mà các đốt khép lại với nhau thành cột sống thì các lỗ sống sẽ tạo thành ống sống.

Các bệnh lý liên quan đến cột sống

Các bệnh lý từ nặng đến nhẹ, từ đơn giản đến phức tạp liên quan đến các cột sống đều nguy hiểm và cần điều trị sớm. Đặc biệt là thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Đây là 2 căn bệnh cột sống được coi là phổ biến nhất hiện nay.

Có thể thấy cột sống đảm nhiệm vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ cơ thể. Với cấu tạo phức tạp, cột sống được coi là nơi phải chịu nhiều áp lực và nguy hiểm nhất, cũng như dễ bị tổn thương nhất của cơ thể.

Một số bệnh lý liên quan cột sống phổ biến có thể kể đến như:

  • Loãng xương
  • Đau lưng
  • Thoái hóa cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • U màng tủy, u tủy sống
  • Ung thư cột sống

Có thể thấy, có rất nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến cột sống. Đây hầu hết là những bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Do đó, người bệnh nên ý thức được những nguy hiểm có thể gặp phải. Cũng như có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến cột sống bị thoái hóa

Dấu hiệu rõ rệt nhất ở những người bị thoái hóa cột sống là thường xuyên xuất hiện những cơn đau lưng gây khó chịu trong cơ thể, khiến dáng đi của họ không được bình thường, cong vẹo hoặc còng lưng… Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng giống như trên, thì rất có thể bạn đã mắc bệnh thoái hoá cột sống.

Những cơn đau lưng do bị thoái hoá cột sống diễn ra âm ỉ, và kéo dài trong nhiều ngày. Thậm chí cơn đau còn kéo dài qua ngày này tháng khác. Cơn đau xuất hiện chủ yếu ở vùng thắt lưng, vùng cổ, và vai gáy. Cảm giác cực kỳ khó chịu đi cùng với tình trạng mất ăn, mất ngủ, khiến cơ thể bạn gầy gộc xanh xao, sức làm việc bị giảm sút nhanh chóng. Ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh cùng những người xung quanh.

Đôi khi bệnh có những cơn đau cấp tính khiến cho bạn cảm thấy bị nhói buốt, đau lan cả sang những vùng khác như là: ở vai, đau dây thần kinh toạ, đau ở hông và ở đùi đến mức bạn không thể đi lại được lâu.

Các nguyên nhân khác

  • Do điều kiện gia đình quá khó khăn, khiến cho chế độ ăn uống hàng ngày thiếu thốn không được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Làm việc, lao động nặng từ khi còn nhỏ, khi mà cột sống vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển gây tổn thương cho cột sống về sau.
  • Do chế độ tập luyện không theo khoa học thiếu kiến thức.
  • Ngồi làm việc, học tập sai không đúng tư thế.
  • Ngồi, làm việc quá lâu hoặc ở một tư thế không thay đổi.
  • Béo phì thừa cân khiến cho cột sống phải gắng sức để nâng đỡ cơ thể, khiến chúng dễ bị thương tổn.

Các bệnh lý về cột sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Vì vậy mỗi người chúng ta cần hết sức cảnh giác về những căn bệnh này.