Một thời xa vắng

Lê Ngọc Phượng


Tân nhạc tại miền Nam được phát triển mạnh có lẽ một phần nhờ có sự tự do trong sáng tác,cũng như tự do trong phổ biến tác phẩm.Các đài phát thanh,truyền hình miền Nam không "định hướng" thể loại tác phẩm được "lên sóng" như miền Bắc. Kinh tế thị trường ở bước tiếp theo,giúp người nghe quen thuộc với tác phẩm mới.Nếu được người nghe chấp nhận,tác phẩm sẽ trở lên nổi tiếng đem lại lợi nhuận cụ thể là cuộc sống ổn định để người nghệ sĩ có thể toàn tâm,toàn ý cho nghệ thuật,âm nhạc!Ngày đó,phải nói,âm nhạc tìm mọi cách để đến với thính giả.Song song với việc phát sóng trên các đài phát thanh,phát hình,,các nhà xuất bản còn cho in nhạc tờ.Giá một bản nhạc tờ không cao,nhưng với số lượng lớn và lợi ích phụ là quảng cáo cho những tác phẩm đã và sắp in,các nhà xuất bản sẵn sàng trả cho người nhạc sĩ một số tiền bản quyền khá lớn,nhất là khi đó là nhạc sĩ nổi tiếng hay bài hát được dân chúng ái mộ sau lần phát sóng đầu tiên trên đài phát thanh,truyền hình!

Trong đám học sinh thời đó,thuộc nhiều bài hát mới cũng được coi như có đẳng cấp!Thường thì các cô,các cậu (nhất là mấy cô) có sở thích chép nhạc.Những bài nhạc ưa thích được nắn nót chép tay trong một cuốn sổ đẹp nhất mà các cô cậu có.Cũng có cậu võ vẽ tập đàn (guitar,sách hướng dẫn Lan Đài) còn kẻ khuôn chép cả bài phổ,Những tờ nhạc thì được đóng tập như những bản sưu tập tem,trong đó có cả những bài mình chưa nghe lần nào (từ từ với cây guitar,mình sẽ "mò" ra).Với nhạc tờ,người ta hát và tập hát cũng thú vị như bây giờ chúng ta hát karaôkê.

Những bài nhạc hay được trân trọng và gìn giữ trong thời gian dài.Có những bài hát đã trên nửa thế kỷ vẫn có người còn nhớ và đem ra phổ biến với bạn bè.

Xin giới thiệu một số bài như thế:

* Thu Qua

Sáng tác : Hoàng Trọng & Công Nguyên

Minh Diệu ca

Sáng tác của Hoàng Trọng & Công Nguyên (1944) qua tiếng hát hiếm có Minh Diệu (Minh Diệu là vợ Mạnh Phát,thường cùng ông song ca,và cùng thời với Mộc Lan_Châu Kỳ).Đây cũng là một bài khá xưa,vào thời kỳ đầu sáng tác của Hoàng Trọng.

Một chiều thu qua nay còn vương

Đường chừng hoang mang trong màn sương

Êm lắng mơ buông bao tiếng đàn

Thu qua lòng vấn bao duyên thắm

Từ ngày ai ra đi sầu bi

Cùng hồn thu qua mang buồn chi

Hát khúc chia ly tơ rứt tầm

So cung tơ chùng phút lâm ly

Mang theo bóng thu bao chiều thu tàn

Lan theo gió sương mây trời xa vời

Mang bao giấc mơ trăng sầu bên ngàn

Tan theo tiếng chuông lững lờ thoáng hơi sương

Hồn cầm ngàn tiếng ru than tiếc thu

Buồn thương cho đôi lứa, Ngâu khóc vì đâu ?

Trời bày chi éo le xây bến Ngân

Châu buông rơi se đôi lòng có một lần

Thu nay đã qua ôi tàn bao mơ vàng

Thu qua cuốn theo bao lần gió heo may

Minh Diệu

Đời Còn Ngăn Cách

Sáng tác : Y Vân

Tuyết Mai ca

Nước biển xanh màu mắt sâu. Bóng hình em nào thấy đâu.

Nửa hồn như mất từ lâu, một trời thương nhớ lòng đau

Mảnh tình trinh trắng em gửi về bến nao?

Nhớ lần đến trường đón em. Ôi đẹp thay ngày mới quen

Tờ thư xanh giữ làm tin, kỷ niệm giây phút đầu tiên

Mà nhiều đêm trắng dệt bóng hình em yêu

Ngỡ rằng duyên ta rồi mai đây trọn mơ

Nào ngờ một sớm em ra đi, không buồn trao nhau một câu khi từ ly

Cả trời yêu bỗng dưng tiêu điều ...

Những người đi thì dễ quên, nhưng người thương thì nhớ thêm

Để đời ngăn cách nhiều hơn, để lòng anh khó mà quên

Một trời thương nhớ màu mắt, màu tóc em

Biết tìm đâu, biết tìm đâu, biết tìm đâu ....???

Bài này là một trong những tuyệt phẩm của Y Vân,nhưng lại ít phổ biến.

Tuyết Mai

Tuyết Mai là người vợ đầu tiên của Duy Khánh,cùng với ông kết thành đôi song ca nổi tiếng một thời,cùng với Mạnh Phát_Minh Diệu,Nguyễn Hữu Thiết_Ngọc Cẩm,Châu Kỳ_Mộc Lan,Nguyễn Hữu Sáng_Mỹ Thể,Vũ Huyến _Linh Sơn.Đúng như ông HTAn nhận định,tiếng hát Tuyết Mai thật trong trẻo ngọt ngào.,thật khác với tiếng hát khào khào của Thanh Thúy!

Đời Còn Ngăn Cách Thanh Thuý



Trở lại Trang Chính