Tiếng hát CVA Lê Mộng Hoan

Lê Ngọc Phượng



Trước 75, nhạc chúng ta nghe phần nhiều là do các giọng nữ trình bày! Giọng nam thì ngoài Anh Ngọc Duy Trác,Sĩ Phú,Duy Khánh,Nhật Trường,Hùng Cường,chúng ta chỉ có thể (miễn cưỡng) kể thêm Anh Khoa và Thái Châu.Các ông Chế Linh Giang Tử xin để dành cho nhạc bình dân.Trung Chỉnh,Thanh Phong ,Phương Đại và ban Sao Băng cũng không có gì nổi bật.Không kể Đức Huy và Duy Quang sau này ra hải ngoại mới thành danh,còn trước đó Elvis Phương,Tuấn Ngọc vẫn chỉ là mấy anh nhạc trẻ chơi cho club Mỹ lấy đô đỏ!Vũ Khanh thì bắt đầu sự nghiệp từ hải ngoại.Xem ra âm thịnh dương suy thấy rõ!

Cô Quỳnh Giao trong các bài viết về các ca nhạc sĩ VN thường có lời khen ngợi hơn là phê bình.Lời khen của cô đôi khi cũng thiên vị (ai mà tránh được),nhưng phê bình (đôi khi) thô lỗ như ông HTAn thì không có (Chỉ có lần cô so sánh Tuyết Mai với cô "ca sĩ sinh viên"_mà tôi nghĩ là cô muốn nói đến Thanh Lan_rằng cô ca sĩ sinh viên ấy hát thua cô Trúc Mai,dù Trúc Mai chỉ chuyên trị boléro,chuyện này tôi sẽ có dịp bàn sau).Cô Quỳnh Giao rất ái mộ tiếng hát của BS Tôn Thất Niệm ,đặc biệt khi hát bản Chiều Vàng của Nguyễn Văn Khánh,tiêc rằng ông BS này chẳng để lại một bản thu nào cho hậu thế!Mà không riêng cô Quỳnh giao,tôi đã nghe nhiều người nói đến giọng ca này,còn bạn ta Nguyễn Tường Thiết trong một hồi ký viết về ông ca sĩ bác sĩ ấy như thế này :

“Nói đến đài phát thanh Đà Lạt tôi lại nhớ tới trong khoảng thời gian ấy chúng tôi không lần nào quên đón nghe chương trình nhạc yêu cầu của đài này, phát thanh mỗi tuần một lần, chương trình mở đầu bằng một bản nhạc ngoại quốc điệu Paso Doble vui tươi rộn rã. Tuần nào cũng vậy hai bản Đường về miền Bắc và Chiều vàng do Tôn Thất Niệm hát được thính giả Đà Lạt yêu cầu nhiều nhất. Mỗi chiều thứ sáu giọng hát vừa cao sang lại vừa trầm ấm của người ca sĩ tài tử này lan đi từ đài phát thanh ấy truyền khắp không gian ẩm lạnh của miền cao nguyên thấm vào hồn và sưởi ấm lòng người dân Đà Lạt; giọng hát có sức truyền cảm và quyến rũ đến độ ngày nay - tôi tin thế - sau hơn nửa thế kỷ, những người của Đà Lạt thuở nào đã từng một thời nghe Tôn Thất Niệm hát trên đài ấy, nay hẳn vẫn còn giữ nguyên mối xúc động khi nghe lại... Chiều nào áo tím... nhiều quá... lòng thấy rộn ràng... nhớ người... Đường về miền Bắc bao cách xa... Nhìn về đường lối muôn khó khăn... Đây núi cao... Đây suối sâu... (Đường về miền Bắc) hoặc... Đường về lòng người tha phương nhớ... Chiều dần mờ mờ cô thôn vắng... Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng... Ta nén đau thương gắng bước hoài... Thuyền chèo tới nơi đâu ngừng bến... (Chiều vàng). Ca sĩ Niệm là anh rể tôi. Anh lấy chị họ tôi, chị Nguyệt, con gái lớn của bác Thụy. Anh Niệm không bao giờ là người hát chuyên nghiệp. Cha tôi mê giọng hát của anh lắm có lần nói đùa: “Cháu hát hay thế thì theo nghề bác sĩ làm gì!”.

Tất cả những điều đó làm cho tôi bứt rứt vì trí tò mò không được thỏa Mới đây trong một sự tình cờ,tôi tìm được bản thu băng nhạc Họa Mi 7,Tình Ca Nhạc Tuyển Nguyễn Đình Toàn (Ở đây Nguyễn Đình Toàn chỉ là người tuyển nhạc),trong đó ngoài những giọng ca "sao" như Duy Trác,Sĩ Phú,Mai Hương,Lệ Thu,Khánh Ly,có lọt một tên "lạ" Lê Mộng Hoan.Ông này hát bài "Giọt Lệ Cho Ngàn Sau" của Từ Công Phụng rất tuyệt,chẳng thua gì Duy Trác,Sĩ Phú.Bèn viện tới Google tìm thêm có bài nào nữa không,kết quả là 1 tí thông tin từ trang nhạc vàng thế này:

Lê Mộng Hoan là học sinh trường Chu Văn An cũ, học trò của nhà văn Vũ Khắc Khoan. Năm 1978 cư ngụ tại tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ.

Ngoài ra chẳng có gì thêm!Chỉ một bài duy nhất!

Nhưng dù sao thì cũng còn hơn trường hợp của BS Tôn Thất Niệm!

Lê Mông Hoan là tên thật hay là nghệ danh ?Ông học thời nào ở CVA? Giọng ca này nghe ra không quen nên chắc không phải thuộc nhóm 5461 mà có thể là bạn của ông Duy Trác,một đàn anh CVA.Tuy vậy nó rất đáng để tôi giới thiệu với vườn nhà:

Giọt Lệ Cho Ngàn Sau (TCP) qua tiếng hát Lê Mộng Hoan

http://bangnhac.net/hoa-mi/hoa-mi-7-tinh-ca-nguyen-dinh-toan.html