Xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp

Giới thiệu & thông tin liên hệ

Cẩm nang Xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp - version 2021 phát hành tháng 3/2021, nội dung đã cập nhật các quy định pháp luật mới nhất. Quý doanh nghiệp hoàn toàn an tâm sử dụng trong nhiều năm.

Lời ngỏ

Cẩm nang “Xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp” là tài liệu pháp lý tham khảo quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Sử dụng cẩm nang sẽ góp phần bảo đảm kỷ luật kỷ cương tại doanh nghiệp, có giải pháp xử lý các vụ vi phạm KLLĐ chặt chẽ, đúng pháp luật. Qua đó hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp, rủi ro giữa NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ kỷ luật lao động.

Với trên 20 năm hành nghề luật sư, tư vấn và tham gia giải quyết nhiều trăm vụ việc về xử lý kỷ luật lao động, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết đầy đủ và cần thiết về vấn đề KLLĐ và xử lý KLLĐ. Nhiều giám đốc doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề này, "khoán" hẳn cho nhân viên cấp dưới giải quyết, hoặc xử lý theo kiểu cảm tính, thậm chí đưa ra những cách thức giải quyết hoàn toàn trái pháp luật. Hậu quả là doanh nghiệp bị NLĐ khiếu nại, khởi kiện, đòi bồi thường thiệt hại ...vv.

Trên thực tế, phần lớn các vụ án trong lĩnh vực lao động có liên quan đến vấn đề xử lý KLLĐ. Doanh nghiệp thường bị NLĐ khởi kiện vì lý do "sa thải trái pháp luật", "đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật"; "buộc thôi việc trái pháp luật"... Không ít doanh nghiệp đã bị xử thua do áp dụng hình thức KLLĐ, hoặc trình tự thủ tục giải quyết không đúng pháp luật, phải bồi thường hàng trăm triệu đồng cho NLĐ.

Cẩm nang "Xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp" này giúp doanh nghiệp nắm chắc và giải quyết triệt để mọi vấn đề liên quan đến xử lý KLLĐ. Chúng tôi tin tưởng cẩm nang sẽ đem lại sự tự tin và hỗ trợ doanh nghiệp có thể xử lý hầu hết các tình huống vi phạm KLLĐ một cách hiệu quả và đúng pháp luật; từ những tình huống phổ biến cho đến cá biệt, phức tạp, có dấu hiệu hình sự ...vv.

Qua cách viết dễ hiểu, được phân tích và minh họa từ những trường hợp có thật, cùng trên 40 mẫu văn bản liên quan, việc mua và sử dụng cẩm nang "Xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp" là sự lựa chọn hợp lý. Một tài liệu cần thiết dành cho lãnh đạo công ty và những người phụ trách nhân sự.

Trân trọng kính mời quý doanh nghiệp đặt mua và sử dụng cẩm nang.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/03/2021

Luật sư Trần Hồng Phong, giám đốc Công ty luật Ecolaw

Hướng dẫn sử dụng:

1. Mỗi bộ Cẩm nang XLKLLĐ gồm 2 gói hình thức nhận và sử dụng:

  • Tài liệu: Gồm file định dạng PDF và một bộ các biểu mẫu bằng file Word để thuận tiện chỉnh sửa, sử dụng.

  • Quyền truy cập vào website "Cẩm nang xử lý kỷ luật lao động" (cho 2 tài khoản đăng ký) trong thời gian 1 năm . (Ghi chú: Những thuận tiện khi dùng website : nhận được những thông tin cập nhật mới nhất khi có sự thay đổi/bổ sung về pháp luật; Tra cứu nhanh, trực diện và thuận tiện hơn, có thể cùng lúc xem nhiều nội dung liên quan (mở nhiều cửa sổ); Bảng tra cứu/thuật ngữ; Sơ đồ tóm lược, Văn bản pháp luật; diễn đàn; luật sư hỗ trợ/tư vấn; tham khảo ...)

2. Dù Cẩm nang có thể mở đọc trên laptop hoặc máy tính bảng, quý khách nên in ra giấy đóng thành sách (200 trang khổ A4), sẽ thuận tiện hơn trong việc tra cứu, sử dụng.

3. Để tìm hiểu một nội dung cụ thể, quý vị tìm trong Mục lục (đầy đủ và chi tiết).

4. Hướng dẫn sử dụng biểu mẫu: trong từng biểu mẫu, có phân tích và hướng dẫn của luật sư. Khi sử dụng và tham khảo các biểu mẫu, doanhnghiệp nên tham khảo phần này.

5. Khi có sự thay đổi bổ sung về pháp luật, chúng tôi sẽ cập nhật và thông báo trên Website Cẩm nang XLKLLĐ tại doanh nghiệp”.

Trong quá trình sử dụng Cẩm nang, nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ, quý vị có thể gửi câu hỏi đến email: ecolaw@ecolaw.com.vn. Chúng tôi sẽ phản hồi, giải đáp qua email.

Vì sao quý doanh nghiệp nên mua dùng Cẩm nang Xử lý KLLĐ tại doanh nghiệp?

1. Nội dung bám sát thực tế tình hình kỷ luật lao động tại doanh nghiệp, giải thích rõ ràng, hướng dẫn chi tiết từ A-Z, áp dụng ngay. Tài liệu chuyên môn tuyệt vời về quản lý nhân sự của Trưởng phòng Nhân sự, Giám đốc công ty.

2. Đề cập, hướng dẫn giải quyết hầu hết các tình huống vi phạm kỷ luật lao động có thể xảy ra tại một doanh nghiệp. Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tác giả (luật sư Trần Hồng Phong, với 20 năm kinh nghiệm đã và đang chuyên tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp).

3. Bộ Biểu mẫu chuẩn, 45 văn bản cần thiết dùng trong xử lý kỷ luật lao động.

4. Giá bán rất rẻ (tương đương 1 tháng lương nhân viên). Mua một lần, sử dụng lâu dài, hiệu quả trong suốt quá trình hoạt độngg, quản lý lao động tại doanh nghiệpp.

5. Quá trình sử dụng và áp dụng trong thực tiễn tại doanh nghiệp luôn được hỗ trợ, hướng dẫn toàn diện (luật sư trực tiếp tư vấn qua email).

Liên hệ với chúng tôi:

Mọi câu hỏi, thắc mắc liên quan đến Cẩm nang xử lý KLLĐ tại doanh nghiệp; việc đặt mua, nhận và sử dụng cẩm nang ...

Vui lòng gửi đến cho chúng tôi qua email: Công ty luật Ecolaw - email: ecolaw.com.vn

Quy định sử dụng dịch vụ của Ecolaw

QUI ĐỊNH CỦA CÔNG TY LUẬT ECOLAW

(V/v: sử dụng Cẩm nang pháp luật Ecolaw)

Qui định này chỉ áp dụng cho Cẩm nang pháp luật Ecolaw trong mục "dịch vụ' của Công ty luật Ecolaw - có thu phí. Trước khi đặt mua Cẩm nang Ecolaw, quí khách cần xem kỹ những qui định dưới đây, và chỉ đặt mua sau khi đã đồng ý tuân thủ các quy định sau:

Thông tin khách hàng

Quí khách phải đảm bảo những thông tin trong “Phiếu đặt mua cẩm nang” do mình cung cấp là chính xác và chịu trách nhiệm về sự khai báo của mình. "Phiếu đặt mua cẩm nang" do khách hàng gửi đến được xem là bằng chứng thể hiện giao dịch giữa hai bên.

Mọi thông tin cá nhân của khách hàng đều sẽ được Ecolaw bảo mật tuyệt đối và không sử dụng vào bất kỳ lý do nào khác. Công ty luật Ecolaw không chịu trách nhiệm về những hậu quả hay sự bất tiện do sự khai báo không chính xác của quí khách gây ra.

Bản quyền & quyền cung ứng dịch vụ

Cẩm nang pháp luật Ecolaw , Mẫu văn bản Ecolaw là sản phẩm trí tuệ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Công ty luật Ecolaw. Nội dung cẩm nang và thương hiệu dịch vụ "Cẩm nang pháp luật Ecolaw", "Mẫu văn bản Ecolaw" đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả và chứng nhận độc quyền tại Cục bản quyền Việt Nam và Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Theo qui định tại Luật sở hữu trí tuệ, quí khách khi mua Cẩm nang/mẫu văn bản của Ecolaw sử dụng không được phép có những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Ecolaw. Cụ thể không được:

- Mạo danh, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc.

- Sử dụng cẩm nang/mẫu văn bản cho mục đích kinh doanh (như bán lại cho người khác, sử dụng cho mục đích tư vấn pháp lý cho bên thứ ba có thu phí ...vv), tự ý nhân bản, xuất bản bản sao hoặc truyền đạt đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được sự cho phép bằng văn bản của Công ty luật Ecolaw.

Mọi hành vi vi phạm bản quyền đều sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Công ty luật Ecolaw khẳng định sẽ tố cáo lên cơ quan chức năng và khởi kiện ra tòa án đối với bất kỳ hành vi xâm phạm bản quyền nào nếu chúng tôi phát hiện được.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Ecolaw có quyền cân nhắc và quyết định từ chối không cung ứng/giao kết dịch vụ nếu có cơ sở cho rằng việc đăng ký dịch vụ của khách hàng không rõ ràng, không vì mục đích sử dụng cho chính mình.

Nguyên tắc chung

Cẩm nang pháp luật/mẫu văn bản Ecolaw chỉ có giá trị tham khảo, hỗ trợ quí khách trong việc xử lý các tình huống pháp lý có liên quan. Công ty luật Ecolaw chỉ chịu trách nhiệm về nội dung cẩm nang, không chịu trách nhiệm về kết quả/hậu quả khi quí khách áp dụng vào trường hợp của mình – vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác.

Vào bất cứ thời điểm nào, nội dung cẩm nang/mẫu văn bản có thể được thay đổi, bổ sung – khi Nhà nước ban hành những văn bản mới hoặc Ecolaw xét thấy cần phải hoàn thiện hơn nội dung cẩm nang. Những sự thay đổi này sẽ được thông báo/cập nhật đến những khách hàng đã mua cẩm nang/mẫu văn bản trước thời điểm thay đổi, bổ sung. Tuy nhiên, điều này không phải là nghĩa vụ bắt buộc.

Khách hàng mua cẩm nang pháp luật/mẫu văn bản Ecolaw, ngoài những vấn đề qui định tại bản Qui định này, được bảo đảm đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên mua hàng hóa/dịch vụ - theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Nếu có phát sinh tranh chấp liên quan đến việc mua - bán, sử dụng cẩm nang/mẫu văn bản, hai bên có thể tự giải quyết trên cơ sở hòa giải, thương lượng. Trường hợp không tự giải quyết được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Hỗ trợ khách hàng

Những thắc mắc liên quan đến nội dung cẩm nang pháp luật/mẫu văn bản Ecolaw do khách hàng đã mua cẩm nang gửi đến qua email ecolaw@ecolaw.com.vn sẽ được giải đáp, hỗ trợ, nhưng không mang tính bắt buộc. Các câu hỏi - đáp có thể sẽ được đăng công khai trong mục Giao lưu/hỗ trợ để những khách hàng khác cùng tham khảo (tên người hỏi và sự việc có thể sẽ được mã hóa trong trường hợp có yêu cầu bảo mật).

Thay đổi điều khoản sử dụng

Nội dung Qui định này có thể được thay đổi theo quyền quyết định của Ecolaw, trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Những sự thay đổi sẽ không có giá trị áp dụng đối với những khách hàng đã mua cẩm nang/mẫu văn bản trước khi có thay đổi. Những quyền lợi (nếu có) đối với khách hàng, sau khi thay đổi, sẽ được áp dụng cho tất cả các khách hàng đã mua cẩm nang/mẫu văn bản Ecolaw.

TM. CÔNG TY LUẬT ECOLAW

Luật sư Trần Hồng Phong, giám đốc

33 doanh nghiệp đầu tiên đã đặt mua

33 khách hàng đầu tiên đã mua và sử dụng "Cẩm nang Xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp"

01. Công ty cổ phần sữa Mộc Châu (Địa chỉ: huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)

02. Công ty TNHH SX-TM Thành Thành Công (Địa chỉ: Lô 99, KCN Mỹ Tho, xã Trung An, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

03. Công ty TNHH DV bảo vệ Titan (Địa chỉ: 287 Lý Thường Kiệt, P. 15, Q. 11, TP. HCM)

04. Công ty cổ phần Nhật Quang (Địa chỉ: Đường số 2, Lô B, cụm CN Trung An, Mỹ Tho, Tiền Giang)

05. Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng (Địa chỉ: Lô A 2, đường số 3, KCN Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng)

06. Công ty TNHH Hùng Hưng Môi Trường Xanh (Địa chỉ: Đồng Sài, Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh)

07. Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin (Địa chỉ: 1 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)

08. Công ty cổ phần lốp Việt (Viettires) (Địa chỉ: Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương)

09. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) (Địa chỉ: 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội)

10. Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) (Địa chỉ: 46-48 Hậu Giang, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh)

11. Công ty TNHH sân gol Palm Sông Bé (Địa chỉ: Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương)

12. Công ty TNHH TM Vĩnh Thanh (Địa chỉ: Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh)

13. Công ty tuyển than Hòn Gai (Địa chỉ: 46 Đoàn Thị Điểm, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh)

14. Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang (Địa chỉ: Tràng Đà, Tuyên Quang)

15. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ)

16. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Nông Công Thương (Địa chỉ: Số 31 đường TTH07 KP 3 P. Tân Thới Hiệp Q.12, HCM)

17. Công ty TNHH MTV Bến Xe Miền Đông (Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM)

18. Công ty TNHH thiết bị y tế Liên Nha (Địa chỉ: 243/29 Tô Hiến Thành, P.13, Q. 10. TP.HCM)

19. Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (Tienphongbank) (Địa chỉ: tầng 3, Tòa nhà TTC, phố Duy Tân, Hà Nội)

20. Công ty cổ phần TVGS CLCT Thăng Long (Địa chỉ: 33 Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội)

21. Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay (Vietnam Air Caterers) (Địa chỉ: Sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM)

22. Công ty cổ phần ô tô Âu Châu (Địa chỉ: 165 Pasteur, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh)

23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn (Địa chỉ: Tổ 1, P. Phùng Chí Kiên, TX. Bắc Kạn, Bắc Kạn)

24. Công ty TNHH Ferroli Indochina (Địa chỉ: KCN Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội)

25. Công ty TNHH MTV TM-DV vận tải Sơn Nam (Địa chỉ: 10B KP5, P. An Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

26. Công ty TNHH Alkana Việt Nam (Địa chỉ: Số 06 VSIP II, đường Dân Chủ, KCN VSIP II, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương)

27. Công ty TNHH Thiết Bị Hóa Chất Nakagawa Việt Nam (Địa chỉ: Số 25, Tổ 43, Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)

28. Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng ịa chỉ: Thị trấn Dầu Tiếng - huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương)

29. Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú (Địa chỉ: Lô M7A, Đường D17, KCN Mỹ Phước 1, Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương)

30. Công ty SEAJOCO VIETNAM ịa chỉ: 1004A Au Co, Phu Trung Ward, Tan Phu Dist, HCMC, Vietnam)

31. Công ty TNT- VIETRANS Express Worldwide (VN) Ltd (Địa chỉ: 7 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội)

32. Chi nhánh Tổng công ty TM Sài Gòn - Thương xá TAX (Địa chỉ: 275B Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM)

33. Công ty TNHH đầu tư địa ốc Thành Phố (Địa chỉ: 24 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM)

Và nhiều doanh nghiệp khác đã đặt mua.

Trân trọng giới thiệu và cám ơn quý doanh nghiệp!

Nội dung Cẩm nang xử lý kỷ luật lao động tại doanh nghiệp

MỤC LỤC

Phần mở đầu:

1. Lời ngỏ của tác giả

2. Từ viết tắt dùng trong Cẩm nang

3. Hướng dẫn sử dụng; phiên bản Cẩm nang 2021 & Lưu ý những điểm mới trong BLLĐ 2019

Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG & NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

Chương 1: Quy định chung, những vấn đề cơ bản

  1. Kỷ luật lao động là gì? Văn bản pháp luật về kỷ luật lao động

  2. Quan hệ pháp luật giữa NSDLĐ và NLĐ

  3. Nghĩa vụ chấp hành kỷ luật lao động của NLĐ

  4. Thẩm quyền xử lý KLLĐ của NSDLĐ & Người có thẩm quyền xử lý/ký quyết định KLLĐ

  5. Chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp NLĐ bị kỷ luật sa thải

  6. Hợp đồng lao động & nội dung thoả thuận về chấp hành KLLĐ và trách nhiệm vật chất

  7. Công đoàn & Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

  8. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở; vai trò, vị trí trong xử lý KLLĐĐ

  9. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ là thành viên Ban lãnh đạo Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở/Công đoàn cơ sở

  10. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động

  11. Phân biệt "xử lý kỷ luật lao động" và "tranh chấp lao động"

  12. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

Chương 2: Nội quy lao động

  1. Nội quy lao động: "luật" về xử lý KLLĐ tại doanh nghiệp

  2. Nội dung, đăng ký; ban hànhhiệu lực của Nội quy lao động

  3. Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

  4. Trình tự, thủ tục xử lý vụ quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Chương 3: Kỷ luật lao động & trách nhiệm vật chất

Mục 1. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

  1. Thế nào là vi phạm kỷ luật lao động?

  2. Nguyên tắc và những điều cấm trong xử lý kỷ luật lao động

  3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

  4. Phân biệt giữa hành vi “vi phạm kỷ luật lao động” và hành vi tội phạm hình sự

  5. Thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật luật lao động

  6. Những vi phạm có dấu hiệu hình sự, chờ kết quả xác minh điều tra và kết luận của cơ quan có thẩm quyền & hướng xử lý của NSDLĐ

  7. Thời hiệu xử lý KLLĐ, thời gian kéo dài khi hết thời hiệu & thời hạn ban hành quyết định kỷ luật

  8. Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ xử lý kỷ luật lao động

  9. Việc ủy quyền của NSDLĐ trong xử lý kỷ luật lao động

  10. Vấn đề thành lập "Hội đồng kỷ luật"

  11. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với lao động nữ

  12. Hoãn xử lý KLLĐ đối với NLĐ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

  13. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý KLLĐ đối với NLĐ là thành viên Ban lãnh đạo Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

  14. Quyền tự bào chữa & việc nhờ luật sư/Tổ chức đại diện NLĐ bào chữa của NLĐ

  15. Quyền khiếu nại/khởi kiện của NLĐ đối với quyết định xử lý KLLĐ

  16. Cấm sa thải, kỷ luật NLĐ vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở

Mục 2. Một số vấn đề liên quan & giải thích thêm

  1. Thế nào là “phải chứng minh được lỗi của người lao động”?

  2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý KLLĐ đối với một hành vi vi phạm

  3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật khi NLĐ cùng lúc có nhiều vi phạm

  4. Các trường hợp NSDLĐ không được xử lý kỷ luật đối với NLĐ vi phạm

  5. Không xử lý KLLĐ đối với NLĐ mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình

  6. Thế nào là hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, tính mạng, uy tínn, nhân phẩm của NLĐ khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động

  7. Cấm dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

  8. Không được xử lý KLLĐ vì lý do “tham gia đình công” nếu đình công "hợp pháp"

  9. Trường hợp hết thời hạn HĐLĐ trong khi đang xem xét xử lý KLLĐ

  10. Xóa kỷ luật lao động là gì? khi nào NLĐ được giảm thời hạn chấp hành KLLĐ?

  11. “Tái phạm” và việc kỷ luật sa thải

  12. Trường hợp tại doanh nghiệp chưa có Tổ chức đại diện NLĐĐ/Công đoàn cơ sở

  13. Thế nào là "nghỉ việc có lý do chính đáng"?

  14. Không xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình thức nhẹ hơn quy định có được không?

Phần II: CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Chương 0: Các hình thức kỷ luật lao động

  1. Có bốn (4) hình thức xử lý kỷ luật lao động

  2. "Điều chuyển công tác" không phải là biện pháp/hình thức xử lý KLLĐ

  3. Chấm dứt HĐLĐ không phải là hình thức KLLĐ

Chương 1: Khiển trách

  1. Qui định chung về hình thức kỷ luật khiển trách

  2. Những vi phạm có thể áp dụng hình thức kỷ luật “khiển trách miệng”

  3. Những vi phạm có thể áp dụng hình thức kỷ luật “khiển trách bằng văn bản”

Chương 2: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

  1. Quy định chung

  2. Những vi phạm áp dụng hình thức kỷ luật “Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng”:

Chương 3: Cách chức

  1. Cách chức là gì?

  2. Những vi phạm có thể kỷ luật cách chức

Chương 4: Sa thải

  1. Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất

  2. Khi NLĐ bị kỷ luật sa thải, HĐLĐ giữa hai bên sẽ chấm dứt

  3. Những trường hợp vi phạm có thể áp dụng kỷ luật sa thải

  4. Sa thải NLĐ trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Chương 6: Một số lưu ý khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

  1. Luật hình sự, hành vi "phạm tội" & kỷ luật sa thải

  2. Thế nào là “thiệt hại nghiêm trọng”? "đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng"?

  3. Thế nào là "tiết lộ bí mật công nghệ”, “tiết lộ bí mật kinh doanh”?

  4. Thế nào là "xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ"?

  5. Thế nào là “trộm cắp”, “tham ô”?

  6. Sa thải khi NLĐ "tự ý nghỉ việc" cộng dồn quá 5 ngày không có lý do chính đáng

  7. Thế nào là “có hành vi đánh bạc tại nơi làm việc”?

  8. Thủ tục, trình tự kỷ luật sa thải đối với NLĐ là thành viên Ban lãnh đạo Công đoàn cơ sở

  9. Giải pháp thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thay cho hình thức kỷ luật sa thải

  10. Thế nào là "quấy rối tình dục tại nơi làm việc"?

Phần III: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT MỘT VỤ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Chương 0: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

  1. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

  2. Bảng tóm lược trình tự các bước trong một vụ xử lý KLLĐ

  3. Trường hợp đặc biệt: ra QĐ chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tục

Chương 1: GIAI ĐOẠN 1 – PHÁT HIỆN, XÁC MINH LÀM RÕ VI PHẠM

Mục 1: Phát hiện vi phạm; xác minh, thu thập chứng cứ

  1. Lập "Biên bản vi phạm" khi phát hiện vi phạm vừa xảy ra

  2. Tiếp nhận thông tin & xác minh làm rõ hành vi vi phạm KLLĐ

  3. Làm việc, yêu cầu NLĐ vi phạm giải trình bằng văn bản; yêu cầu nhân chứng, người liên quan cung cấp thông tin

  4. Gửi đơn tố giác qua cơ quan Công an khi vụ vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự

Mục 2: Tạm đình chỉ công việc

  1. Mục đích, ý nghĩa của việc tạm đình chỉ công việc

  2. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc đối với NLĐ

  3. Giải quyết đơn xin thôi việc của NLĐ khi đang trong quá trình xử lý KLLĐĐ

  4. Giải quyết khiếu nại của NLĐ về việc tạm đình chỉ công việc

Mục 3: Xác định thiệt hại vật chất

  1. Nguyên tắc đánh giá, xác định thiệt hại

  2. Chứng cứ chứng minh thiệt hại & yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ

  3. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại

Mục 4: Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động

  1. Hồ sơ kỷ luật lao động gồm những gì?

  2. Hướng dẫn lập một bộ hồ sơ xử lý KLLĐ

  3. Danh mục Hồ sơ kỷ luật lao động

Chương 2: GIAI ĐOẠN 2 – HỌP XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Mục 1: Thông báo cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

  1. Thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động là một thủ tục bắt buộc

  2. Thủ tục gửi/nhận thông báo & xác nhận dự họp

Mục 2: Họp xử lý vi phạm kỷ luật lao động

  1. Nguyên tắc, ý nghĩa của cuộc họp xử lý KLLĐ

  2. Thành phần tham dự & việc họp/hoãn cuộc họp xử lý KLLĐ

  3. Trình tự, thủ tục tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

Mục 3: Biên bản họp xử lý vi phạm kỷ luật lao động

  1. Giá trị pháp lý, nội dung và bố cục của Biên bản họp xử lý kỷ luật lao động

  2. Cách ghi Biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

  3. Thông qua và ký tên vào Biên bản họp xử lý kỷ luật lao động

Mục 4: Các vấn đề cần lưu ý tại cuộc họp xử lý KLLĐ

  1. Bảo đảm thành phần tham dự cuộc họp đúng quy định

  2. Chủ tọa & vấn đề ủy quyền tại cuộc họp xử lý KLLĐ

  3. Việc ghi âm, chụp ảnh tại cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

Mục 5: Các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết

  1. NLĐ dưới 15 tuổi & sự có mặt của cha mẹ NLĐ tại cuộc họp xử lý KLLĐ

  2. Người lao động bị xử lý kỷ luật vắng mặt

  3. NLĐ bị xử lý kỷ luật không chịu ký hoặc ghi thêm vào Biên bản họp

  4. NLĐ bị xử lý kỷ luật tự ý bỏ về khi cuộc họp chưa kết thúc

  5. NLĐ không thừa nhận mình có sai phạm

  6. Khi NLĐ mời luật sư bào chữa

  7. NLĐ (đương sự) có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, tâm thần

Chương 3: GIAI ĐOẠN 3 – BAN HÀNH QĐ KỶ LUẬT & THỦ TỤC LIÊN QUAN

  1. Giá trị pháp lý; thời gian, thủ tục ban hành; nội dung quyết định XLKLLĐ

  2. Người có thẩm quyền ký quyết định xử lý kỷ luật lao động

  3. Việc gửi quyết định kỷ luật cho NLĐ

  4. Thủ tục chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ bị sa thải

Phần 4. BIỂU MẪU DÙNG TRONG XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Chương 1: Giới thiệu và kỹ thuật soạn thảo văn bản

  1. Giới thiệu Danh mục các biểu mẫu dùng trong xử lý KLLĐ (45 biểu mẫu)

  2. Kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính trong KLLĐ

Chương 2: Các biểu mẫu & phân tích, hướng dẫn của luật sư

Mục 1: Giai đoạn phát hiện và xác minh

  1. Biên bản vi phạm (trường hợp phát hiện vi phạm quả tang)

  2. Biên bản tiếp nhận tin tố giác vi phạm KLLĐ

  3. Biên bản làm việc với NLĐ vi phạm

  4. Văn bản yêu cầu NLĐ giải trình về hành vi vi phạm KLLĐ

  5. Văn bản yêu cầu NLĐ giải trình bổ sung về hành vi vi phạm KLLĐ

  6. Văn bản yêu cầu cấp quản lý cung cấp thông tin

  7. Đơn tố giác NLĐ chiếm đoạt tài sản của công ty

  8. Biên bản tham khảo ý kiến Tổ chức đại diện NLĐ/Công đoàn cơ sở về tạm đình chỉ công việc

  9. Quyết định tạm đình chỉ công việc

  10. Biên bản kiểm kê, thu giữ tài sản tang vật

  11. Văn bản nhắc nhở NLĐ trong thời gian tạm đình chỉ công việc

  12. Văn bản trả lời không giải quyết đơn thôi việc khi đang chờ xử lý KLLĐ

  13. Quyết định tạm hoãn xử lý KLLĐ do NLĐ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tuổi

  14. Giấy uỷ quyền làm việc với Phòng LĐTBXH

Mục 2: Họp xử lý kỷ luật lao động

  1. Văn bản NLĐ nhờ Tổ chức đại diện NLĐ/Công đoàn cơ sở bào chữa giúp

  2. Văn bản thỏa thuận giữa NSDLĐ & Tổ chức đại diện NLĐ/Công đoàn cơ sở về việc sa thải NLĐ là thành viên BLĐ Công đoàn cơ sở

  3. Thông báo về cuộc họp xử lý KLLĐ gửi NLĐ

  4. Thông báo về cuộc họp xử lý KLLĐ gửi NLĐ (lần 2)

  5. Thông báo về cuộc họp xử lý KLLĐ gửi Tổ chức đại diện NLĐ/Công đoàn cơ sở

  6. Thông báo về cuộc họp xử lý KLLĐ gửi cha mẹ NLĐ dưới 15 tuổi

  7. Giấy ủy quyền của GĐ về giao kết HĐLĐ và xử lý KLLĐ

  8. Giấy ủy quyền chủ trì họp xử lý KLLĐ

  9. Biên bản hoãn cuộc họp xử lý KLLĐ (NLĐ vắng mặt)

  10. Biên bản họp xử lý KLLĐ (trường hợp thông thường)

  11. Biên bản họp xử lý KLLĐ (tự ý bỏ việc trên 20 ngày, vắng mặt NLĐ tại cuộc họp)

  12. Thoả thuận bồi thường thiệt hại, chấm dứt HĐLĐ

  13. Báo cáo gửi Sở LĐTBXH về việc sa thải NLĐ là thành viên Ban lãnh đạo Tổ chức đại diện NLĐ/Công đoàn cơ sở

Mục 3: Ban hành quyết định xử lý KLLĐ

  1. Quyết định khiển trách (tự ý nghỉ việc 2 ngày)

  2. Quyết định kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương

  3. Quyết định kỷ luật cách chức (đánh nhau trong giờ làm việc)

  4. Quyết định kỷ luật sa thải (tự ý bỏ việc quá 5 ngày liên tục)

  5. Quyết định kỷ luật sa thải (do trộm cắp tài sản của công ty)

  6. Quyết định kỷ luật sa thải (vi phạm nguyên tắc bán hàng)

  7. Quyết định yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại bằng trừ tiền lương

  8. Biên bản giao nhận quyết định kỷ luật lao động

  9. Văn bản thoả thuận chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vi phạm kỷ luật

  10. Thông báo nhận QĐ kỷ luật, chấm dứt HĐLĐ và bàn giao công ty (do bị sa thải)

Mục 4: Sau khi ban hành quyết định kỷ luật

  1. Thông báo nội bộ về kết quả xử lý KLLĐ

  2. Quyết định giảm thời gian chấp hành kỷ luật của NLĐ

  3. Quyết định chấm dứt HĐLĐ do NLĐ bị kỷ luật sa thải

  4. Thông báo gửi khách hàng về việc thay đổi nhân sự (do NLĐ bị sa thải/cách chức)

  5. Đơn khởi kiện yêu cầu NLĐ trả tiền còn nợ (do vi phạm KLLĐ)

  6. Biên bản giao sổ BHXH, giải quyết chấm dứt HĐLĐ (NLĐ bị sa thải)

Phần 5. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NLĐ VỀ KLLĐ & TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

  1. Quyền khiếu nại của NLĐ đối với quyết định kỷ luật của NSDLĐ

  2. Giải quyết khiếu nại của NLĐ về quyết định kỷ luật và trách nhiệm vật chất

Phần 5. PHỤ LỤC

Mục 1. Sơ đồ tóm lược

Mục 2. Tra cứu/Từ khoá

Mục 4. Nội quy lao động (mẫu)

Mục 5. Văn bản pháp luật về xử lý KLLĐ